Cây Ổi vị thuốc từ loại trái cây quen thuộc để ăn

Thứ ba, 13/12/2022 | 10:59

Cây Ổi là loài trái cây quen thuộc trong cuộc sống, nó còn có rất nhiều tác dụng trị bệnh đặc biệt là hệ tiêu hóa. đươc dùng trong dân gian để chữa tiêu chảy, kiết lỵ, chứng ăn uống khó tiêu ở trẻ em viêm ruột cấp, …

01670905224.jpeg

Cây ổi hay quả ổi

Hãy cùng Dược sĩ, Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu vị thuốc từ cây ổi này nhé!

1. Đặc điểm chung cây Ổi

Tên gọi khác: Phan thạch lựu, Mác ổi…

Tên khoa học: Psidium guajava L. Họ: Sim (Myrtaceae).

1.1. Mô tả thực vật

  • Là cây nhỡ sống lâu năm, cao từ 3 đến 5m, cành nhỏ thường vuông cạnh. Thân cây cứng rắn , có màu nâu vàng, trơn, nhẵn bóng,khi già bong ra thành từng mảnh.
  • Lá có hình bầu dục, dài 10 – 11cm, rộng 4 – 6cm, mọc đối nhau với phần cuống ngắn. Mặt lá trên nhẵn, mặt lá dưới có lông mịn. mép lá nguyên,có túi tinh dầu nắm bên trong khi soi lên sẽ thấy.
  • Hoa lưỡng tính, mọc đơn hoặc chùm nhiều ở kẽ lá. nhỏ, rất sai hoa. Cuống có lông mịn, đài nhỏ có ống, 3– 5 răng không đều. Hoa có 5 lá đài ôm gọn các tua hoa nhỏ mềm như pháo hoa, có màu trắng tinh khôi, rất đẹp.
  • Quả mọng, ở đầu quả có sẹo của đài, quả có chứa rất nhiều hạt, màu hơi hung, hình thân, không đều.
  • Quả có vị ngọt, chua và có mùi thơm đặc trưng. Dùng để ăn tươi, làm nước giải hoặc làm mứt
  • Mùa hoa tháng 3 – 5, quả tháng 8 – 10.

1.2. Phân bố

Ổi có nguồn gốc từ Brazil, phát triển và sinh trưởng tốt ở những vùng nhiệt đới,khí hậu ẩm. Riêng ở Việt Nam, loại cây này mọc hoang và được trồng rất nhiều ở khắp mọi nơi các tỉnh thành, dùng làm thực phẩm còn được dùng vào các bài thuốc trong dân gian.

1.3. Bộ phận dùng

Bao gồm: búp non, lá non, quả, vỏ rễ và vỏ thân đều được dùng để làm thuốc.

Quả thì chỉ thu hái khi đã chín. đem rửa sạch và dùng trực tiếp hay phơi khô .

1.4. Bảo quản

Nếu dùng tươi cần được sử dụng trong ngày, hoặc bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh .

Nếu dùng dạng khô cần để trong túi P.E kín, bảo quản nơi khô thoáng mát, tránh ẩm mốc.

2. Thành phần hóa học

Những thành phần đặc trưng riêng đều có từ các bộ phân của cây:

  • Búp non và lá: Tinh dầu (0,30%), tchủ yếu có dl-limonen. axit psiditanic,acid guijavalic. 8 – 10% tanin pyrogalic, khoảng 2-3% nhựa.
  • Quả rất giàu vitamin C và pectin, đường, Cacbohydrat, Chất axit hữu cơ chính: axit citric, 0,3% axit hữu cơ, axit malic.
  • Tanin có hàm lượng cao khi quả còn xanh và khi quả chín giảm dần.

Hoạt chất Carotenoid có trong Ổi thường là beta carotene và xanthophyll. Loại Ổi màu hồng có nhiều hoạt chất này hơn

11670905224.jpeg

Ổi chứa nhiều vitamin và khoáng chất bổ dưỡng

3.Công dụng - Tác dụng dược lý

 *Theo y học cổ truyền

  • Lá Ổi có tính ấm, vị đắng, sáp,.
  • Quả có vị hơi chua,ngọt, sáp và tính ấm.
  • Tác dụng: cầm máu, tiêu viêm, cầm tiêu chảy, kiện tỳ vị, sát khuẩn…
  • Công dụng: trị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, ăn uống không tiêu, kiết lỵ, viêm ruột cấp, làm lành vết loét…

*Theo y học hiện đại

Dịch chiết các bộ phận của cây Ổi đều có khả năng kháng khuẩn, làm săn se niêm mạc và cầm tiêu chảy.

  • Cao lá, hoa và quả có tác dụng ức chế các vi khuẩn tụ E. coli, cầu vàng
  • Quả Ổi chín có tác dụng nhuận tràng do chứa nhiều pectin
  • Có tác dụng làm săn niêm mạc ruột, làm giảm tiết dịch ruột, giảm nhu động ruột do chứa nhiều tanin  
  • Cao lá Ổi tươi có tác dụng ức chế sự co bópmạnh của nhu động ruột nên trị tiêu chảy, đau bụng.
  • Dịch ép từ quả Ổi hỗ trợ chữa trị hạ đường máu.
  • Nước sắc từ lá Ổi rửa đắp vết thương làm nhanh lành, sạch mủ
  • Giảm đau, sát khuẩn từ Vỏ Ổi chứa tannin 

4. Cách dùng và liều dùng

  • Ổi có thể dùng ở dạng tươi hay khô.
  • Thường sắc lấy nước uống hoặc dùng đắp ngoài da trong một số trường hợp cụ thể để sát khuẩn
  • Liều dùng cho sắc uống khoảng 10 – 15g mỗi ngày. Còn đắp dùng ngoài thì liều lượng không kể.
  • Trong dân gian, dùng Ổi để giải độc Ba đậu.

5. Một số bài thuốc kinh nghiệm

5.1. Chữa trị tiêu chảy

  • Búp Ổi 12g, vỏ thân Ổi, Tô mộc mỗi vị 8g, Gừng 2g. Sắc uống ngày 1 thang.
  • Búp Ổi 20g, lá Khổ sâm 12g, Sinh khương 8g. Băm nhỏ rồi sắc uống trong ngày chia 2 lần.

5.2. Chữa trị thổ tả

  • Dùng Lá ổi, lá vối, lá sim và hoắc hương với liều lượng mỗi vị bằng nhau.
  • Hãm với 500ml nước sôi nóng như hãm trà.
  • Dùng uống trong ngày khi thuốc còn 1 thang thuốc/ngày.

5.3. Dùng ngoài

Lấy Vỏ rễ và vỏ thân sắc lấy nước để ống chữa đi ngoài và rửa vết thương, vết loét.

21670905224.jpeg

Lá ổi đun sôi

5.4. Dùng giải độc Ba đậu

  • Quả Ổi và Bạch truật mỗi vị 10g, sao hoàng thổ cùng với 10g vỏ cây Ổi.
  • Đem sắc trên lửa nhỏ với 1 bát nước.sắc còn lại nửa bát rồi chia làm vài lần uống trong ngày.

 5.5. Chữa trị viêm dạ dày, ruột cả cấp và mãn tính

Bài 1: Chuẩn bị lá ổi non với lượng tùy ý. Đem đi sấy khô rồi tán thành bột mịn.Mỗi lần lấy 6g hòa cùng nước sôi ấm, ngày uống 2 lần.

Bài 2: 1 nắm lá ổi cùng với khoảng 5 – 9g gừng tươi và 1 ít muối ăn.Tất cả đem trộn đều rồi vò nát và cho lên chảo nóng sao chín, sau đó sắc lấy nước uống. Uống ngày đúng 1 thang.

5.6. Bài thuốc chữa trị cửu lỵ

Chuẩn bị: 1 – 3 quả ổi khô thái phiến hoặc 35 – 60g ổi tươi.

Cho vào ấm sắc cùng 1 thăng nước trên lửa nhỏ để thu lấy 1/2 thăng.

Uống ngày dùng chỉ 1 thang. Có thể chia làm nhiều lần uống,

5.7. Bài thuốc chữa trị băng huyết

Chuẩn bị: Quả ổi khô với lượng tùy ý.

Đem sao cháy tồn tính rồi tán thành bột.

Mỗi lần uống lấy ra 9g uống với nước sôi ấm, Uống 2 lần/ngày.

6. Lưu ý khi sử dụng

Trong quá trình sử dụng cây ổi làm dược liệu để điều trị bệnh, ta cần lưu ý những điểm sau:

  • Không sử dụng cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần có trong dược liệu này.
  • Không sử dụng các bài thuốc trên cho các đối tượng bị táo bón.
  • Để việc điều trị đem lại kết quả điều trị như mong muốn, người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống và các bài tập thể dục hợp lý

Theo tin tức y dược Ổi không chỉ là loài cây ăn trái thân thuộc mà còn có thể dùng để chữa bệnh trong dân gian. Với nhiều tác dụng quý mà vị thuốc này đã được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh cũng như cuộc sống hằng ngày. Để có thể phát huy hết công dụng của vị thuốc đối với sức khỏe, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để tránh rủi ro và những tác dụng không mong muốn của dược liệu gây ra./.

Ds.CKI. Nguyễn Quốc Trung

Đi tiểu nhiều có phải dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng?

Đi tiểu nhiều có phải dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng?

Khi tần suất đi tiểu tăng cao một cách bất thường, đặc biệt vào ban đêm hoặc đi kèm các triệu chứng khác như tiểu buốt, tiểu rắt, hoặc đau bụng dưới, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Rostor 20mg: Thuốc hạ mỡ máu và những lưu ý khi sử dụng

Rostor 20mg: Thuốc hạ mỡ máu và những lưu ý khi sử dụng

Rostor 20mg là thuốc được sử dụng trong điều trị tăng cholesterol, rối loạn lipid máu hỗn hợp, tăng cholesterol máu gia đình kiểu đồng hợp tử, phòng ngừa các biến chứng trên tim mạch như xơ vữa động mạch, đột quỵ, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não.
Đường ảnh hưởng đến sức khỏe như nào

Đường ảnh hưởng đến sức khỏe như nào

Đường, thành phần quen thuộc trong chế độ ăn, có mặt từ trái cây, mật ong đến bánh kẹo, nước ngọt. Đường mang lại vị ngọt và sự hài lòng cho khẩu vị, trở thành yếu tố không thể thiếu trong ẩm thực hàng ngày.
Xương sông - Vị thuốc từ loài rau gia vị

Xương sông - Vị thuốc từ loài rau gia vị

Cây xương sông, rau gia vị phổ biến, không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn là dược liệu quý trong y học cổ truyền. Nó có tác dụng tiêu đờm, khu phong, giảm đau, kích thích tiêu hóa và được dùng chữa bệnh đầy bụng, viêm họng, cảm cúm, ho, sốt.
Đăng ký trực tuyến