Cây Sa nhân tím – Vị thuốc có tác dụng hành khí, kích thích tiêu hóa

Thứ sáu, 13/12/2024 | 14:03

Cây Sa nhân tím, loại cây mọc hoang nhiều ở vùng rừng núi, được biết đến với vị cay, tính ấm, có nhiều tác dụng hữu ích trong y học cổ truyền. Dược liệu này được sử dụng để hành khí, hóa thấp, kiện tỳ, kháng khuẩn, và kích thích quá trình tiêu hóa.

cây sa nhân tím

Hình ảnh cây Sa nhân tím

Trong y học cổ truyền, Sa nhân thường được ứng dụng trong điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp, dạ dày, và đặc biệt có lợi cho phụ nữ mang thai. ..Hãy cùng DsCKI, giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM - trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khám phá chi tiết về cây Sa nhân tím!

1. Đặc điểm chung Sa nhân tím

Tên gọi khác: Mè tré bà, sa ngần, co nẻnh, mác nẻng, , ...

Tên khoa học: Amomum longiligulare T.L. Wu- Zingiberaceae (Gừng)

1.1. Mô tả thực vật:

Là một loại thảo dược thuộc thân thảo, sống lâu năm, có chiều cao từ 1.-2.5m. Thân rễ của cây lan trên mặt đất.

Lá mọc so le thành dãy, có hình mác dài từ 20-30cm, rộng 5-6cm, đầu nhọn, nhẵn 2 mặt. Cụm hoa màu trắng nở từ thân rễ thành bông, không có nhị lép, chỉ có nhị dài hơn bao phấn màu vàng, bầu hoa hình trụ tròn, phình ở giữa, có lông tơ trắng. có khoảng 5 – 7 hoa trên mỗi cụm

Quả có hình cầu màu tím, đường kính từ 1-2cm, mặt ngoài có gai ngắn.

Hạt có áo, đường kính từ 3-4cm. Hoa và quả của cây mọc quanh năm.

Có nhiều loài khác nhau cũng được gọi là Sa nhân như: Sa nhân thầu dầu, Sa nhân sung, Sa nhân đỏ, Sa nhân hồi, Sa nhân khế, Sa nhân cánh, Sa nhân hồi, Sa nhân đỏ, Sa nhân 2 hoa, Sa nhân trúc sa, Sa nhân cánh.

1.2. Phân bổ sa nhân tím

Sa nhân tím phân bố chủ yếu ở các khu rừng nhiệt đới thuộc Đông Nam Á và Nam Á, bao gồm Trung Quốc, Lào... Cây mọc nhiều ở đảo Hải Nam – Trung Quốc. Cây Sa nhân tím thường mọc ở những khu vực ẩm, chịu bóng, tạo thành quần thể lớn sau các nương rẫy. Ở Việt Nam, Sa nhân tím phổ biến ở Tây Nguyên, Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi, Quảng Nam... và xen lẫn với các loài Sa nhân trắng tại các khu rừng. Ở phía Bắc, Sa nhân tím thường mọc nhiều ở các tỉnh như Phú Thọ, Hoà Bình, Thái Bình, Hải Dương... Mặc dù lượng cây tự nhiên còn ít, nhưng hiện nay, Sa nhân tím thường được trồng trong vườn nhiều hơn.

Thu hái – sơ chế: Mặc dù Sa nhân tím mang quả quanh năm, nhưng thời điểm thu hái chủ yếu là từ tháng 6 đến tháng 9, khi quả có chất lượng tốt nhất và có hiệu quả dược lý cao nhất.

Sau khi thu hái, quả thường được phơi khô và bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát..

2. Bộ phận dùng

Quả của cây Sa nhân tím thường được thu hái từ tháng 6 đến tháng 9 để sử dụng trong y học.

11734075068.jpeg

Hình ảnh Quả Sa nhân tím

3. Thành phần hoá học

Quả Sa nhân chứa khoảng 0.65% tinh dầu. Tinh dầu này bao gồm các thành phần như caren-3, limonene-borneol, a pinen, camphor, được sử dụng trong chữa nhiều bệnh lý.

4. Tác Dụng của Sa nhân tím

*Theo Đông y:

Sa nhân tím có vị cay, tính ấm, mùi thơm và được quy vào kinh tỳ, vị, thận.

Tác Dụng: Khai vị, Tán hàn, tán thấp, kích thích tiêu hóa, hành khí và tiêu thực.

Chủ Trị: Sử dụng để điều trị nôn mửa, bụng đầy, bụng đau chướng, ăn không tiêu, lỵ, tả.

*Theo Dược Lý Hiện Đại:

Sa nhân tím có tác dụng kháng khuẩn tương tự như Sa nhân trắng.

Quả Sa nhân tím được sử dụng để chữa các bệnh như tả, lỵ, nôn mửa, ăn khó tiêu, đầy bụng, chướng bụng.

Trong Thực Phẩm: Dân gian thường sử dụng Sa nhân tím làm gia vị và chế rượu mùi.

*Cách dùng – liều lượng:

Sa nhân tím thường được sử dụng bằng cách sắc uống, tán bột làm hoàn và dùng ngoài.

Liều lượng thường từ 1 – 6g/ngày khi sử dụng dưới dạng uống.

5. Một số Bài thuốc hay từ sa nhân tím

Có nhiều bài thuốc hữu ích được chế biến từ sa nhân tím, Chia sẻ thêm với dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM gồm:

1. Chữa Thai phụ bị lạnh bụng, đầy hơi

Chuẩn nị: Sa nhân tím, hương phụ.

Cách làm: Phơi khô sa nhân tím và hương phụ, sau đó tán mịn. Uống 3-4g mỗi lần với nước ấm, 3 lần/ngày. Hoặc sắc thành nước uống, ngày 1 thang.

2. Chữa trị Trẻ bị cam tích, nôn, đau bụng, khó tiêu

Chuẩn bị: Sa nhân tím, bạch truật, chỉ thực, mộc hương.

Cách làm: Tán mịn thành bột, sau đó trộn với nước gạo và hạc hà để tạo viên hoàn.

Uống mỗi lần 2-3 viên, 2-3 lần/ngày,

3. Chữa trị phong tê thấp bằng sa nhân tím

Chuẩn bị: Rễ sa nhân tím.

Cách làm: Rửa sạch rễ, cắt thành khúc nhỏ. Ngâm với 100ml rượu trắng trong nửa tháng. Dùng rượu này bóp lên vùng đau nhức hoặc dùng chung với lá hồng bị dại để ngâm chân và giảm đau do phong tê thấp.

4. Chữa đau răng bằng sa nhân tím

Chuẩn bị: Sa nhân tím (hạt khô).

Cách làm: Tán mịn hạt sa nhân tím thành bột, chấm vào vùng răng đau hoặc ngâm hạt sa nhân tím với rượu, sau đó ngậm 1-2 lần/ngày.

5. Chữa tri tiêu chảy

Chuẩn bị: Sa nhân tím, Vỏ cây vối, thanh bì, mạch nha, trần bì, thần khúc, và vỏ rụt mỗi vị 2g.

Thực hiện: Tán thành bột và tạo viên. Uống 4g mỗi lần với nước tía tô sắc, ngày dùng 2 lần cho đến khi khỏi.

6. Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày mãn tính

Chuẩn bị: Dạ dày 1 cái và sa nhân 6g.

Thực hiện: Rửa sạch dạ dày, thái sợi, thêm sa nhân vào nấu canh. Dùng 1 lần/ngày trong 10 ngày.

7. Chữa trị chứng thai nghén, hay buồn nôn

Chuẩn bị: sa nhân tím nghiền mịn 3g.và Gạo tẻ 30g

Thực hiện: Nấu cháo cho chín, thêm bột sa nhân tím vào.

21734075068.jpeg

Sa nhân tím được dùng nhiều trong y học dân gian

6. Những lưu ý khi dùng

Sa nhân tím, mặc dù có nhiều tác dụng chữa bệnh, nhưng để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn cần tuân theo các lưu ý sau:

- Sa nhân tím không phù hợp với những người có tình trạng âm hư nội nhiệt.

- Sa nhân tím có nhiều loại và dễ nhầm lẫn với các dược liệu khác. Để đảm bảo chất lượng và đúng loại, hãy mua sản phẩm từ nguồn đáng tin cậy và uy tín.

- Không nên tự ý sử dụng sa nhân tím mà không có hướng dẫn cụ thể từ thầy thuốc. Điều này giúp tránh các tình trạng sử dụng không đúng liều lượng, gây ra các vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Sa nhân tím, một loại dược liệu đa dạng, được ứng dụng rộng rãi để điều trị nhiều tình trạng sức khỏe phổ biến chữa các chứng đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, kiết lỵ... dược liệu này được dùng để điều trị các chứng bệnh thường gặp như đầy bụng, ăn không tiêu, buồn nôn, đau nhức xương khớp,…

Sa nhân tím, khi kết hợp với các liệu pháp khác có thể hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày mãn tính. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, việc sử dụng sa nhân tím cần tuân thủ liều lượng quy định và được hướng dẫn bởi chuyên gia y tế hoặc thầy thuốc chuyên nghiệp../.

DsCKI. Nguyễn Quốc Trung.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Bạch chỉ nam – Vị thuốc Nam chữa cảm mạo, sốt nóng, phong nhiệt, mẩn ngứa

Bạch chỉ nam – Vị thuốc Nam chữa cảm mạo, sốt nóng, phong nhiệt, mẩn ngứa

Bạch chỉ nam (Millettia pulchra Kurz) thuộc họ Đậu, mọc tự nhiên ở miền Bắc và rải rác miền Nam Việt Nam. Trong y học cổ truyền, rễ cây được dùng trị cảm mạo, sốt, không ra mồ hôi, ngạt mũi, đau nhức, viêm da dị ứng sơn và hỗ trợ chữa đậu mùa.
Trường Đại học Công nghệ mở 4 ngành mới, thêm tổ hợp xét tuyển

Trường Đại học Công nghệ mở 4 ngành mới, thêm tổ hợp xét tuyển

Trường Đại học Công nghệ, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-UET), đã tăng chỉ tiêu tuyển sinh do mở thêm bốn ngành và chương trình đào tạo mới, bao gồm cả lĩnh vực đào tạo chuyên sâu về vi mạch.
Lợi ích của cây trúc đào

Lợi ích của cây trúc đào

Cây trúc đào (Nerium oleander) thuộc họ Trúc đào, có nguồn gốc từ khu vực Địa Trung Hải nhưng hiện nay được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới.
THỰC PHẨM GIÀU LUTEIN VÀ LỢI ÍCH SỨC KHOẺ CỦA NÓ

THỰC PHẨM GIÀU LUTEIN VÀ LỢI ÍCH SỨC KHOẺ CỦA NÓ

Lutein là một carotenoid quan trọng với sức khoẻ, được biết đến như một chất dinh dưỡng vàng có vai trò đặc biệt trong việc duy trì sức khoẻ mắt và ngăn ngừa nhiều loại bệnh tật. Dưới đây là những lợi ích của lutein mang lại cho sức khoẻ và cách dùng chi tiết.
Đăng ký trực tuyến