Củ nâu, nổi bật với nhựa đỏ đặc trưng, không chỉ được sử dụng để nhuộm vải thổ cẩm mà còn là vị thuốc dân gian quý. Với vị ngọt nhẹ, tính hàn, không độc, củ nâu có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, sát trùng, hoạt huyết và chỉ thống.
Củ nâu, nổi bật với nhựa đỏ đặc trưng, không chỉ được sử dụng để nhuộm vải thổ cẩm mà còn là vị thuốc dân gian quý. Với vị ngọt nhẹ, tính hàn, không độc, củ nâu có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, sát trùng, hoạt huyết và chỉ thống.
Thảo dược này thường được dùng để chữa ho, đau bụng, tiêu chảy, kiết lỵ, khí hư ở phụ nữ, băng huyết, và liệt nửa người. Vừa mang giá trị văn hóa, vừa có nhiều công dụng y học, củ nâu xứng đáng là món quà từ thiên nhiên của vùng sơn cước.
Để tìm hiểu về công dụng, cách dùng và những điều cần biết về Củ nâu, hãy cùng tôi tìm hiểu thêm về vị thuốc quý đến từ vùng miền núi cao này nhé! .
Tên gọi khác: Củ nầng, Dây tẽn, Thự lương, Má bau, Giả khôi, Vũ dư lương, Plé (Kho), Đâu (Tày).
Tên khoa học: Dioscorea cirrhosa Lour., thuộc họ Dioscoreaceae (Củ nâu)
Hình ảnh Cây,Lá và củ Nâu
Cây Củ nâu là cây dây leo thân nhẵn, gốc có nhiều gai, lá mọc cách ở phần gốc và mọc đối ở ngọn. Củ phát triển trên mặt đất, có hình dạng tròn, vỏ ngoài sần sùi màu nâu xám, thịt củ bên trong màu đỏ hoặc hơi trắng, nhìn giống củ khoai lang nhưng tròn hơn.
Dược sĩ Cao đẳng Dược cho biết Củ nâu được chia thành 3 loại chính:
Củ nâu dọc dưa/dọc trai: Vỏ nứt nẻ, màu nâu xám nhạt, nhựa đỏ đậm.
Củ nâu dọc đỏ: Vỏ mịn, màu xám vàng nhạt, nhựa đỏ nhạt, thường nhuộm vải cho màu bóng.
Củ nâu tẻ/trắng: Vỏ có rãnh, màu đỏ nhạt, nhựa vàng hồng nhạt. Loại này thường nhuộm nước đầu để làm vải bền và dày hơn.
Củ nâu mọc hoang nhiều ở vùng rừng núi nước ta, đặc biệt tại các tỉnh như Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Ngoài ra, củ nâu còn được khai thác ở Lào.
Bộ dùng: Củ của cây củ nâu được sử dụng làm thuốc.
Thu hái và bào chế: Sau khi thu hoạch, củ nâu được gọt bỏ lớp vỏ ngoài, ngâm trong nước và thay nước nhiều lần để loại bỏ hoặc giảm bớt chất chát. Sau đó, củ được luộc chín và sử dụng.
Vị thuốc củ nâu đã phơi khô dùng trong YHCT
Củ nâu chứa nhiều tannin (khoảng 6,4%) và tinh bột. Tannin trong củ nâu thuộc loại catechin, có tác dụng kháng khuẩn và chống oxy hóa.
Tính vị: Vị hơi chua, ngọt chát, tính bình, không độc (một số tài liệu ghi tính hàn, vị ngọt nhẹ).
Quy kinh: Đang cập nhật.
Công dụng: Chỉ thống, lý khí, hoạt huyết, sát trùng, cầm máu, cầm tiêu chảy.
Chủ trị: Băng huyết, xích bạch đới, đau bụng dưới, ho, mụn nhọt, ngoại thương xuất huyết, đau nhức xương khớp, kinh nguyệt không đều.
Củ Nâu có tác dụng chính:
- Sát khuẩn, tăng co bóp tử cung, cầm máu.
- Chống oxy hóa và kháng khuẩn nhờ chiết xuất etanolic.
- Ứng dụng trên động vật:
. Thực nghiệm trên thỏ và chó cho thấy hiệu quả cầm máu nhanh, đạt từ 85 – 96%.
. Hoạt chất cô lập từ củ nâu được tiêm tĩnh mạch cảnh chung và tĩnh mạch đuôi ở chuột, cho thấy hiệu quả rõ rệt trong việc hạ huyết áp.
DSCKI, giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM tại trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết:
- Củ nâu có vị ngọt, chát, tính bình, không độc, mang các tác dụng:
- Thanh nhiệt, cầm máu, làm se và sát trùng.
- Chống tích tụ, giúp làm tan các hòn cục trong bụng.
Ứng dụng trong điều trị:
- Bệnh lý nội khoa: Tiêu chảy, kiết lỵ, tích tụ hòn cục, xích bạch đới, băng huyết, chảy máu tử cung, ho ra máu, thổ huyết, đái ra máu.
- Dùng ngoài: Chữa bỏng, tổn thương do té ngã, vết thương chảy máu, và viêm da mủ.
Ngày dùng 10–15g, dưới dạng sắc uống.
Nhuộm vải và lưới: Trong thời gian dài, củ nâu được dùng phổ biến để nhuộm vải, tạo màu nâu đặc trưng trên trang phục truyền thống. Trước đây, Việt Nam từng xuất khẩu từ 5.000 – 8.000 tấn củ nâu mỗi năm sang Trung Quốc. Tuy nhiên, việc nhuộm vải bằng củ nâu đã dần mai một do sự cạnh tranh của thuốc nhuộm tổng hợp, chỉ còn sử dụng hạn chế ở một số vùng cho các mục đích đặc biệt như nhuộm lưới.
Củ nâu được dùng để nhuộm vải
Củ nâu có ăn được không?
Củ nâu có thể ăn được sau khi gọt bỏ vỏ ngoài và ngâm dưới nước chảy trong nhiều ngày để loại bỏ chất chát. Sau đó, củ được luộc chín trước khi sử dụng.
- Mặc dù không chứa độc, nhưng củ nâu có tính hàn, do đó không nên dùng quá nhiều hoặc sử dụng liên tục trong thời gian dài để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Phụ nữ mang thai: Tránh sử dụng vì có thể ảnh hưởng đến thai kỳ.
- Người mắc bệnh không do hư chứng hoặc không có thực tà: Cần thận trọng và tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng.
Tóm lại, Củ nâu vừa là nguyên liệu nhuộm truyền thống, vừa là dược liệu quý với nhiều công dụng như chữa tiêu chảy, kiết lỵ, khí hư và tích huyết thành hòn cục ở nữ giới… và liệt nửa người. Thảo dược này vừa mang giá trị văn hóa, vừa có nhiều công dụng y học, củ nâu xứng đáng là món quà từ thiên nhiên của vùng sơn cước.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Dù không chứa độc, củ nâu có tính hàn nên tránh dùng quá nhiều hoặc kéo dài, đặc biệt không phù hợp cho phụ nữ mang thai và người không có hư chứng hoặc thực tà./.
DsCKI.Nguyễn Quốc Trung
Nguồn: Tin tức y dược - trường Cao đẳng Y Dược Pasteur