Clabact 500: Kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn và những lưu ý khi sử dụng

Thứ ba, 19/11/2024 | 15:03

Clabact 500 là thuốc kháng sinh được sử dụng điều trị các nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản cấp và mãn tính, viêm xoang, viêm họng, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn da và nhiễm khuẩn mô mềm.

1. Clabact 500 là thuốc gì?

Dược sĩ CKI Nguyễn Hồng Diễm - Giảng viên tại Cao đẳng Dược TPHCM - trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết:

Clabact 500 là thuốc có chứa thành phần hoạt chất Clarithromycin là kháng sinh macrolid bán tổng hợp. Clarithromycin thường có tác dụng kìm khuẩn ở nồng độ điều trị, tác dụng diệt khuẩn ở liều cao hoặc đối với những chủng vi khuẩn rất nhạy cảm. Clarithromycin hoạt động thông qua ức chế sự tổng hợp protein ở vi khuẩn nhạy cảm bằng cách gắn với tiểu đơn vị 50S ribosom của vi khuẩn.

01732003677.jpeg

Clabact 500 là thuốc điều trị nhiễm vi khuẩn

2. Dạng thuốc của Clabact 500?

Dang thuốc: Viên nén bao phim

Hàm lượng: Clarithromycin là 500 mg

3. Chỉ định của thuốc Clabact 500?

Điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp bới các vi khuẩn nhạy cảm như viêm amidan, nhiễm khuẩn mô mềm và viêm phế quản mạn cấp và mạn tính, viêm xoang cấp, viêm tai giữa, viêm họng, viêm phổi, nhiễm khuẩn da.

Phối hợp điều trị bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori.

Điều trị viêm phổi do Legionella, Mycoplasma pneumoniae, ho gà, bệnh bạch hầu, nhiễm khuẩn cơ hội do Mycobacterium.

Điều trị bệnh nhiễm đơn bào và nhiễm Toxoplasma.

4. Cách dùng, liều dùng của thuốc Clabact 500?

Chia sẻ thêm với sinh viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết:

Cách dùng: Uống trước hoặc sau bữa ăn. Thời gian điều trị tuy theo mức độ nhiễm khuẩn thông thường là 7 đến 14 ngày.

Liều dùng:  

Người lớn:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp, mô mềm và da: Uống 250 mg x 2 lần/ ngày. Nhiễm khuẩn nặng: Liều 500 mg x 2 lần/ ngày.
  • Loét dạ dày tá tràng do nhiễm Helicobacter pylori: Uống 500mg/lần x 3 lần/ ngày.
  • Nhiễm Mycobacterium avium nội bào (MAI): Liều 500 mg x 2 lần/ ngày.
  • Người bệnh suy thận nặng (creatinin <30 ml/ phút): giảm một nửa tổng liều điều trị và thời gian dùng thuốc không quá 14 ngày.

Trẻ em:

  • Liều thông thường: 7,5 mg/ kg thể trọng, 2 lần/ ngày đến tối đa 500 mg/lần x 2 lần/ngày.
  • Viêm phổi cộng đồng: Liều 15 mg/ kg thể trọng, 12 giờ một lần.

Tóm lại, tuỳ theo độ tuổi và tình trạng bệnh, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định hướng dẫn của bác sĩ về liều dùng, cách dùng và liệu trình dùng để đảm bảo đạt hiệu quả.

5. Xử lý khi quên liều thuốc Clabact 500?

Nếu người bệnh quên một liều dùng, nên uống ngay khi nhớ ra. Nếu gần đến thời điểm của liều dùng tiếp theo nên uống đúng vào thời điểm như trong kế hoạch điều trị.

6. Xử lý khi sử dụng quá liều Clabact 500?

Triệu chứng quá liều cấp tính Clarithromycin xuất hiện các triệu chứng lâm sàng như đau bụng, nôn, buồn nôn, tiêu chảy.

Xử lý quá liều. Nếu người bệnh có bất kỳ biểu hiện nào do dùng thuốc quá liều, cần ngừng thuốc ngay và đưa đến bệnh viện gần nhất để điều trị triệu chứng. Cho uống than hoạt, rửa dạ dày để loại thuốc ra khỏi cơ thể.

7. Chống chỉ định, thận trọng khi dùng thuốc Clabact 500?

Chống chỉ định của thuốc Clabact 500:

Người bệnh có tiền sử dị ứng với Clarithromycin hoặc các thuốc nhóm Macrolid hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Chống chỉ định sử dụng đồng thời clarithromycin với một số thuốc như terfenadin, astemizol, cisaprid và pimozid vì có thể gây tăng đáng kể nồng độ của thuốc trong huyết tương và gây độc tính trên tim nghiêm trọng và/hoặc đe dọa tính mạng, đặc biệt trong trường hợp bị bệnh tim như loạn nhịp, nhịp chậm, khoáng Q – T kéo dài, bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ hoặc mít cân bằng điện giải

Sử dụng đồng thời với các alkaloid cựa lõa mạch (ergotamin, dihydroergotamin) cũng được chống chỉ định vì có khả năng gây độc tính nghiêm trọng.

Thận trọng khi dùng Clabact 500 cho các trường hợp sau:

Lưu ý khi sử dụng thuốc Clabact 500 cho người bệnh suy giảm chức năng thận, suy giảm chức năng gan.

Lưu ý giống như các thuốc kháng khuẩn khác, clarithromycin có thể gây tăng trưởng quá mức các loại vi khuẩn hoặc nấm không nhạy cảm. Nếu bội nhiễm xảy ra, thay thế bằng liệu pháp thích hợp.

Lưu ý thận trọng với người đang lái xe và vận hành máy móc, vì thuốc Clabact 500 không gây ảnh hưởng đến các đối tượng này.

11732003677.jpeg

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng Clabact 500

8. Tác dụng phụ của thuốc Clabact 500?

Thường gặp

Rối loạn tiêu hóa, ngứa, mày đay, ban da, kích thích, viêm đại tràng màng giả từ nhẹ đến đe dọa tính mạng, hội chứng Stevens – Johnson, phản ứng phản vệ.

Ít gặp

Buồn nôn, nôn, bất thường chức năng gan, đau bụng do ứ mật, tăng bạch cầu ưa eosin, điếc dùng liều cao, bilirubin huyết thanh tăng, thần kinh giác quan có thể hồi phục, vàng da, sốt phát ban.

Tóm lại, trong quá trình dùng thuốc Clabact 500, người bệnh có bất kỳ triệu chứng bất thường do thuốc gây ra, cần ngừng thuốc ngay và tham khảo hướng dẫn của bác sĩ để xử trí kịp thời.

9. Clabact 500 tương tác với thuốc nào?

Theophyllin, Carbamazepin, Ranrtidin, Zidovudin, Terfenadin, Omeprazol: Khi dùng chung với Clarithromycin, làm tăng nồng độ các thuốc này trong huyết tương.

Thuốc chống đồng đường uống: Dùng chung với clarithromycin, làm tăng tác dụng chống đông của các thuốc chống đông đường uống.

Digoxin: Dùng kết hợp chung với Clarithromycin, làm tăng nồng độ của thuốc digoxin trong huyết tương.

Colchicin: Dùng kết hợp chung với clarithromycin, gây ngộ độc colchicin ở những người bệnh cao tuổi và bệnh nhân suy thận.

Tóm lại, tương tác thuốc xảy ra có thể làm thay đổi tác dụng điều trị của thuốc hoặc làm tác dụng phụ nghiêm trọng hơn. Người bệnh phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của thuốc trước khi dùng hoặc thông báo cho bác sĩ biết các loại thuốc đang dùng, giúp kê đơn thuốc một cách hợp lý và đạt hiệu quả tốt nhất.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Nguồn: Tin tức Y Dược - trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: Clabact 500
Các loại “kháng sinh tự nhiên” giúp chữa lành bệnh phổi

Các loại “kháng sinh tự nhiên” giúp chữa lành bệnh phổi

Các thảo dược như hành tím, tỏi, gừng, mật ong và giấm táo có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm mạnh, giúp ức chế vi khuẩn, virus gây viêm nhiễm đường hô hấp, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý đường hô hấp.
Hoa thiên lý: Thảo dược tự nhiên với nhiều lợi ích sức khỏe

Hoa thiên lý: Thảo dược tự nhiên với nhiều lợi ích sức khỏe

Ít ai biết rằng, đằng sau vẻ đẹp giản dị ấy, công dụng của hoa thiên lý tuyệt vời đối với sức khỏe. Từ việc hỗ trợ giấc ngủ, thanh nhiệt, đến cải thiện tiêu hóa, loài hoa này xứng đáng được coi là một thảo dược tự nhiên đa năng.
Củ Nâu – Vị Thuốc quý từ vùng cao

Củ Nâu – Vị Thuốc quý từ vùng cao

Củ nâu, nổi bật với nhựa đỏ đặc trưng, không chỉ được sử dụng để nhuộm vải thổ cẩm mà còn là vị thuốc dân gian quý. Với vị ngọt nhẹ, tính hàn, không độc, củ nâu có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, sát trùng, hoạt huyết và chỉ thống.
8 loại thực phẩm tốt cho người bị “viêm tuyến tụy”

8 loại thực phẩm tốt cho người bị “viêm tuyến tụy”

Tuyến tụy là bộ phận quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn và tiết ra insulin giúp điều hoà lượng đường trong máu. Việc bổ sung các loại thực phẩm tốt sẽ hỗ trợ nuôi dưỡng và chữa lành viêm tuyến tụy và tránh các bệnh liên quan đến tụy khác.
Đăng ký trực tuyến