Cỏ Đuôi lươn: Loài cỏ dại chữa sản hậu ở phụ nữ

Thứ ba, 25/03/2025 | 15:22

Cây Đuôi lươn là loài thân thảo dễ sống, mọc hoang ở nhiều nơi, gồm cả Việt Nam. Trong y học dân gian, cây được dùng để chữa hậu sản, bệnh ngoài da như vảy nến, nấm kẽ chân và giúp giảm sưng đau.

Hãy cùng trường Cao đẳng Y Dược TPHCM tìm hiểu thêm loại cỏ hoang dại này, một vị thuốc trong dân gian trong kho tàng y học cổ truyền Việt Nam ta nhé!

cỏ đuôi lươn

Hình ảnh cây cỏ Đuôi lươn

1. Đặc điểm chung cây cỏ Đuôi lươn

Tên gọi khác: Cỏ đũa bếp, Điền thông, Đuôi chuột, Bồn chồn, Thủy thông, Thủy giảo tiễn...

Tên khoa học: Philydrum lanuginosum Banks. - họ Cỏ đuôi lươn (Philydraceae).

1.1. Mô tả thực vật:

Cỏ Đuôi lươn là cây thân thảo, mọc đứng, cao từ 35 cm – 1 m.

Thân có nhiều lông tơ màu trắng, đặc biệt tập trung phía dưới cụm hoa.

Lá hình gươm, mọc so le, dài từ 10 – 70 cm, rộng từ 4 – 10 mm.

Hoa mọc thành cụm, màu vàng, dài từ 2 – 5 cm, không có cuống.

Quả nang có lông mịn, được lá bấc bao bọc. 

cỏ đuôi lươn 1

Cây và Hoa của cỏ đuôi lươn     

1.2. Phân Bố:

Cây mọc hoang ở nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Campuchia, Nhật Bản, Úc…

Tại Việt Nam, cây phân bố từ Bắc vào Nam, chủ yếu ở các vùng đất phèn, đầm lầy, bờ ruộng ẩm ướt.

2. Bộ phận dùng - thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Toàn bộ phần trên mặt đất, bỏ rễ.

Thu hái: Khi cây trưởng thành, đem về giũ sạch đất cát rồi rửa sạch.

Chế biến: Dùng tươi hoặc phơi khô để bảo quản lâu dài.

Bảo quản: Để nơi khô ráo, tránh ẩm thấp gây giảm chất lượng thuốc.

3. Thành phần hóa học

Hiện chưa có nhiều nghiên cứu khoa học về thành phần hóa học của cỏ đuôi lươn. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian, cây có nhiều công dụng chữa bệnh hữu ích.

4. Tác dụng – Công dụng

Cây Đuôi lươn có nhiều tác dụng - công dụng trong y học dân gian, bao gồm. Dược sĩ CKI - Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM - trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết:

Tác dụng: Giải nhiệt, giảm nóng trong, hóa thấp, tiêu độc, chống thủy thũng, kháng nấm.

Chủ trị: Nấm kẽ chân, thủy thũng, vảy nến, hắc lào, lở loét, sưng đau ngoài da.

Hiện nay, nghiên cứu về dược tính của cây đuôi lươn còn hạn chế. Tuy nhiên, theo Bách khoa toàn thư mở Trung Quốc, loại cây này (còn gọi là Điền thông) cũng được sử dụng để thanh nhiệt, hóa thấp, giải độc, trị thủy thũng và nấm kẽ chân.

Tại Việt Nam và Trung Quốc (đặc biệt ở Quảng Châu), cây này được sử dụng để chữa các bệnh ngoài da, hậu sản cho phụ nữ, rửa vết loét và sưng đau.

cỏ đuôi lươn 2

Cỏ đuôi lươn được sử dụng để làm thuốc trong một số bài thuốc Y học cổ truyền

5. Công dụng và cách dùng

Công dụng:

- Giải nhiệt, hóa thấp, tiêu độc.

- Chống thủy thũng, kháng nấm, chữa bệnh ngoài da như vảy nến, hắc lào, nấm kẽ chân, lở loét, sưng đau.

Cách dùng – liều dùng:

Dùng trong: Sắc uống 10 – 15g/ngày.

Dùng ngoài: Xay nhuyễn lấy nước rửa hoặc nấu nước tắm.

6. Một Số Bài Thuốc Chữa Bệnh từ cây Đuôi lươn

6.1. Trị nấm kẽ chân: Xay nhuyễn cỏ đuôi lươn tươi, lấy nước cốt rửa vùng bị nấm 3 – 4 lần/ngày.

6.2. Trị bệnh vảy nến, hắc lào: Cỏ Đuôi lươn tươi 1 nắm Rửa sạch, ngâm nước muối, giã nát, đắp lên vùng da bị bệnh 2 – 3 lần/ngày.

6.3. Chữa sản hậu ở phụ nữ sau sinh:

Dùng 15g cỏ đuôi lươn khô, sắc lấy nước đặc uống 3 lần/ngày.

6.4.Trị sưng đau, lở loét ngoài da:

Dùng ngoài: Giã nát cỏ tươi, đắp trực tiếp hoặc lấy nước bôi vào chỗ sưng đau. Hoặc nấu nước rửa vùng tổn thương 3 – 4 lần/ngày.

Dùng trong: Lấy 10 – 15g cây sắc nước uống mỗi ngày.

7. Phân biệt với một số loài cây dễ nhầm lẫn

- Cây cô tòng đuôi lươn (Codiaeum variegatum) – Họ Thầu dầu.

- Cây Chè đuôi lươn (Adinandra integerrima) – Họ Chè, thân gỗ.

- Cây Mào gà trắng (Celosia ardentea) – Họ Dền, thân thảo.

8. Lưu Ý khi sử dụng

- Cần phân biệt dược liệu vì Dễ nhầm lẫn với các loài cây có hình thái tương tự.

- Các bài thuốc trên chủ yếu dựa vào kinh nghiệm dân gian, chưa có nhiều nghiên cứu khoa học xác thực.

- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi sử dụng.

Kết luận

Cỏ Đuôi lươn là một vị thuốc dân gian có tiềm năng chữa một số bệnh ngoài da, bệnh hậu sản ở phụ nữ. Tuy nhiên, do chưa có nhiều nghiên cứu khoa học chính thống, người dùng cần thận trọng khi sử dụng. Việc kết hợp giữa y học cổ truyền và nghiên cứu hiện đại sẽ giúp khai thác hiệu quả hơn giá trị của loại cây này trong tương lai. Nếu có ý định dùng cỏ đuôi lươn để hỗ trợ điều trị bệnh, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia để đảm bảo an toàn và hiệu quả./.

DsCKI. Nguyễn Quốc Trung

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: cây đuôi lươn
NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP PHỔI

NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP PHỔI

Tăng huyết áp phổi (PH) là một tình trạng nghiêm trọng gây ra huyết áp cao trong các động mạch trong phổi và có thể ảnh hưởng đến bên phải tim của bạn.
VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP ĐIỀU TRỊ NHƯ NÀO

VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP ĐIỀU TRỊ NHƯ NÀO

Viêm cột sống dính khớp (VCSDK) là bệnh viêm mạn tính, đặc trưng bởi đau và cứng cột sống tiến triển. Đây là bệnh lý phổ biến trong nhóm cột sống huyết thanh âm tính, bao gồm VCSDK, viêm khớp phản ứng, viêm khớp vảy nến và tổn thương khớp do bệnh viêm ruột.
ALS ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN NHƯ THẾ NÀO

ALS ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN NHƯ THẾ NÀO

Do triệu chứng ALS khởi phát chậm và tiến triển từ từ, việc phát hiện ban đầu gặp khó khăn. Chẩn đoán cần loại trừ nhiều bệnh tương tự nên thường mất thời gian mới xác định chính xác.
Cây Kế sữa: Vị thuốc thần dược bảo vệ gan

Cây Kế sữa: Vị thuốc thần dược bảo vệ gan

Cây kế sữa (Cúc gai, Kế thánh) là thảo dược họ Cúc, phổ biến ở Địa Trung Hải. Chứa silymarin chống oxy hóa mạnh, cây hỗ trợ điều trị bệnh gan, tiểu đường, xơ vữa động mạch và ung thư.
Đăng ký trực tuyến