Dền gai – Loài rau dại có nhiều lợi ích trong y học

Thứ sáu, 18/10/2024 | 13:49

Dền gai là loại rau quen thuộc, giàu sắt, kẽm, canxi, được dùng làm thuốc dền gai chữa gai cột sống, viêm họng và nhiều bệnh khác. Đây là món quà tự nhiên giúp bảo vệ sức khỏe hiệu quả và tiết kiệm.

công dụng của rau dền gai

Hình ảnh cây Dền gai

Tuy là loài rau mọc hoang dai nhưng Dền gai là vị thuốc quý chữa gai cột sống, viêm họng, cùng nhiều bệnh khác nhờ giàu vitamin và khoáng chất như sắt, kẽm, canxi. Dền gai là món quà từ thiên nhiên, giúp bảo vệ và tăng cường sức khỏe mà không tốn kém. Bên cạnh đó Dền gai còn là một loại rau quen thuộc trong bữa ăn.

Hãy cùng hãy cùng DsCKI. Nguyễn Quốc Trung giảng viên Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tìm hiểu thêm về loài rau dại có nhiều tác dụng trong y học này nhé!

1. Đặc điểm chung của dược liệu

Tên khác: Rau dền gai

Tên khoa học: Amaranthus spinosus - thuộc họ Dền Amaranthaceae

1.1. Mô tả cây

Dền gai là loại cây thảo, có rễ khỏe, ăn sâu vào đất giúp cây chịu khô hạn và thiếu nước tốt.

Thân thẳng, vươn cao, có nhiều lông tơ, màu xanh đậm hoặc đỏ tía.

Hoa mọc ở nách lá hoặc ngọn, tạo thành cụm chùy ở đầu cành.

Lá màu xanh, pha đỏ tía ở mép. Tên “dền gai” xuất phát từ những cột gai nhỏ, mềm trên thân cây.

1.2. Phân bố và sinh trưởng

Cây dền gai phát triển ở nhiều địa hình khác nhau, từ đồng bằng đến miền núi. Cây có vòng đời ngắn, chỉ khoảng 1 tháng là thu hoạch được. Ở Việt Nam, có hai loại là dền gai trắng và dền gai đỏ. Cây mọc hoang dại ở nhiều nơi như bãi đất hoang, đồi núi, hoặc vườn bỏ hoang sau nhà.

2. Bộ phận dùng

Toàn bộ cây dền gai đều có thể dùng làm thuốc.

Cách chế biến đơn giản nhất là cắt ngắn cây rồi phơi khô.

Lưu ý, cây có nhiều gai sắc nên khi thu hoạch và chế biến cần đeo bao tay để bảo vệ.

3. Thành phần hóa học

Dền gai giàu sắt, vitamin C, B2, A, PP, canxi, chất xơ, đạm thực vật và axit amin.

Và có hàm lượng natri và kali cao, đặc biệt ở rễ

4. Tác dụng – Công dụng

Theo Đông y, rau dền gai có vị ngọt nhạt, tính lạnh, không độc,

Tác dụng: giúp thanh nhiệt, trừ thấp, giảm sưng đau, lợi tiểu, điều kinh, và chữa nhiều bệnh như táo bón, viêm khớp, phù thũng, bệnh thận, lỵ. Cụ thể:

- Dền gai giàu canxi, giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương, đặc biệt ở phụ nữ trung niên.

- Với hàm lượng vitamin và khoáng chất cao, dền gai có tính mát, diệt khuẩn, hỗ trợ điều trị mụn, nhất là mụn ẩn.

- Vitamin A và C trong dền gai giúp giảm ho, tiêu đờm hiệu quả.

- Dền gai còn giúp bổ sung sắt, ngăn thiếu máu và các triệu chứng như đau đầu, bạc tóc, lão hóa.

- Dân gian dùng cả thân, lá, rễ, hạt của cây làm thuốc.

- Phần trên mặt đất chữa bỏng, đắp tiêu viêm; lá trị ho và bệnh hô hấp; hạt dùng để băng bó chấn thương.

công dụng của rau dền gai 2

Hình ảnh gai của rau Dền gai.

5. Một số bài thuốc từ rau dền gai

1. Chữa gai cột sống:

1.1. Sử dụng như một loại rau trong bữa ăn

Cách chữa gai cột sống đơn giản và dễ nhất là dùng dền gai như rau trong bữa ăn, nấu canh hoặc luộc. Đây vừa là món ăn ngon vừa là vị thuốc hỗ trợ điều trị gai cột sống.

1.2. Nước sắc rau dền gai chữa gai cột sống

  • Rửa sạch rau dền gai tươi, cắt khúc.
  • Sắc với 1 lít nước trong 20 phút.
  • Chắt lấy nước uống trong ngày.

1.3. Trà rau dền gai

  • Dùng lá và thân non của dền gai tươi, rửa sạch, để ráo.
  • Phơi khô hoặc sấy khô rồi bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Mỗi lần dùng, lấy một nắm rau dền gai khô hãm với nước sôi để uống thay trà.

2. Chữa Ho có đờm

  • Dùng 50-100g thân và lá rau dền gai, giã nát, vắt lấy nước uống.
  • Hoặc sắc 50g thân và lá rau dền gai với 20g lá bồng bồng, 20g kim ngân hoa, và 16g cam thảo đất. Chia làm 2-3 lần uống trong ngày.
  • Hoặc sắc 50g thân và lá rau dền gai với 16g lá húng chanh, 16g vỏ rễ dâu tằm, và 16g cam thảo đất, uống ngày 2-3 lần trong 5-7 ngày.

3. Viêm họng, đau họng

Dùng thân và lá rau dền gai với một ít muối và 1-3 lát gừng tươi, nhai nát và nuốt nước từ từ. Nhai/ngậm 1-2 lần mỗi ngày cho đến khi giảm đau.

4. Bài thuốc bệnh ngoài da

4.1. Mụn nhọt chưa vỡ: Rửa sạch rễ rau dền gai, giã nát rồi đắp lên mụn để làm mủ nhanh vỡ.

4.2. Bỏng nhẹ: Dùng thân và lá rau dền gai, rửa sạch, giã nát và đắp lên vết bỏng.

4.3. Chữa da nổi mẩn ngứa do tiếp xúc với rơm rạ: Dùng dền gai tươi, rau sam tươi, lá hẹ tươi (hoặc lá bạc hà tươi) với lượng bằng nhau, giã nát và đắp lên chỗ mẩn ngứa 2-3 lần mỗi ngày.

5. Điều trị loãng xương

Dền gai chứa nhiều canxi giúp xương chắc khỏe và ngăn ngừa loãng xương, đặc biệt hiệu quả cho phụ nữ trung tuổi.

6. Chữa sỏi thận

Dùng rễ rau dền gai (sao vàng), kim tiền thảo, mã đề, rễ thiên lý, rễ cỏ tranh, và đậu đen (sao thơm), mỗi thứ 12g; thêm 20g vỏ quả bí đao, sắc uống. Uống liên tục trong 10 ngày.

7. Chữa kinh nguyệt không đều

Dùng 15g dền gai và 20g bạc hà, sắc uống.

8. Chữa bạch đới, khí hư

Sắc 20g rễ rau dền gai và 16g lá bạc hà với 400ml nước, lấy 200ml, chia 2 lần uống trong ngày, dùng 7-10 ngày.

9. Điều trị thiếu máu do thiếu sắt

Dền gai chứa nhiều sắt, giúp tăng cường sản xuất máu và miễn dịch, phòng ngừa các bệnh nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ nhỏ.

6. Lưu ý khi sử dụng

Dền gai là dược liệu an toàn, hiếm khi gây tác dụng phụ, phù hợp cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Tuy nhiên, cần lưu ý thêm với sinh viên Cao đẳng Dược khi giảng dạy:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Kiên trì dùng đều đặn vì tác dụng từ thảo mộc thường chậm.
  • Ngưng sử dụng và đến cơ sở y tế nếu có triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, hay mẩn ngứa.
  • Có thể không hiệu quả với bệnh nặng hoặc cơ địa không phù hợp; cần phương pháp khác nếu không cải thiện.
  • Người bị tiêu chảy không nên dùng.
  • Không dùng chung rau Dền với ba ba do chúng kỵ nhau.

Kết luận: Dền gai là một vị thuốc quý trong Y học cổ truyền, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe từ những bài thuốc dân gian. Thông tin về công dụng chữa gai cột sống trong bài viết không thay thế cho chẩn đoán và điều trị của bác sĩ. Nếu gặp vấn đề nghiêm trọng về xương khớp, hãy thăm khám bác sĩ để được điều trị hiệu quả hơn./.

DsCKI.Nguyễn Quốc Trung

Nguồn: Tin tức Y Dược - trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Bạch chỉ nam – Vị thuốc Nam chữa cảm mạo, sốt nóng, phong nhiệt, mẩn ngứa

Bạch chỉ nam – Vị thuốc Nam chữa cảm mạo, sốt nóng, phong nhiệt, mẩn ngứa

Bạch chỉ nam (Millettia pulchra Kurz) thuộc họ Đậu, mọc tự nhiên ở miền Bắc và rải rác miền Nam Việt Nam. Trong y học cổ truyền, rễ cây được dùng trị cảm mạo, sốt, không ra mồ hôi, ngạt mũi, đau nhức, viêm da dị ứng sơn và hỗ trợ chữa đậu mùa.
Trường Đại học Công nghệ mở 4 ngành mới, thêm tổ hợp xét tuyển

Trường Đại học Công nghệ mở 4 ngành mới, thêm tổ hợp xét tuyển

Trường Đại học Công nghệ, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-UET), đã tăng chỉ tiêu tuyển sinh do mở thêm bốn ngành và chương trình đào tạo mới, bao gồm cả lĩnh vực đào tạo chuyên sâu về vi mạch.
Lợi ích của cây trúc đào

Lợi ích của cây trúc đào

Cây trúc đào (Nerium oleander) thuộc họ Trúc đào, có nguồn gốc từ khu vực Địa Trung Hải nhưng hiện nay được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới.
THỰC PHẨM GIÀU LUTEIN VÀ LỢI ÍCH SỨC KHOẺ CỦA NÓ

THỰC PHẨM GIÀU LUTEIN VÀ LỢI ÍCH SỨC KHOẺ CỦA NÓ

Lutein là một carotenoid quan trọng với sức khoẻ, được biết đến như một chất dinh dưỡng vàng có vai trò đặc biệt trong việc duy trì sức khoẻ mắt và ngăn ngừa nhiều loại bệnh tật. Dưới đây là những lợi ích của lutein mang lại cho sức khoẻ và cách dùng chi tiết.
Đăng ký trực tuyến