Kim cang đằng – Vị thuốc chữa đau xương khớp

Thứ hai, 21/10/2024 | 14:42

Cây Kim cang là dược liệu quý từ thiên nhiên, nổi tiếng với khả năng chữa bệnh. Nó có nhiều lợi ích như chống viêm, giải độc, ngừa dị ứng và khử phong thấp, giúp điều trị hiệu quả nhiều bệnh lý.

01729497633.jpeg

Hình ảnh cây kim cang

Hãy cùng DsCKI. Nguyễn Quốc Trung giảng viên Trường Cao đẳng Y dược Pasteur khám phá về loại cây dược liệu này nhé!

1. Đặc điểm chung của dược liệu

Tên khác: Thổ phục linh, Củ khúc khắc, Củ cun, Dây nâu, Kim cang mỡ…

Tên khoa học: Smilax glabra

Họ: Smilacaceae (họ Khúc khắc)

1.1. Mô tả thực vật

Cây Kim cang là loại cây sống lâu năm, thường cao khoảng 4-5 mét, với nhiều cành khô không có gai và có nhiều tua cuốn.

Thân: Thuộc dạng dây leo thân mềm, không có gai và sống lâu năm.

Lá: Có hình trứng hoặc bầu dục, đầu nhọn, phía dưới cuống lá có hình trái tim và mọc so le. Lá màu xanh, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới xanh nhạt hơn, có lớp màu trắng như phấn phủ bên ngoài. Phía dưới cuống lá có tua.

Hoa: Hoa có màu hồng, một số bông có chấm đỏ, thường nở vào tháng 5 - 6 hàng năm. Hoa mọc thành cụm ở kẽ lá, hình tán đơn nối với thân cây bằng cuống dài. Hoa đực có bao hoa với 3 răng tù, 3 nhị và chỉ nhị ngắn. Hoa cái có bầu hình trứng, vòi ngắn mang 3 đầu nhụy rẽ ra.

Quả: Quả mọng hình tròn, nhỏ, mọc thành từng chùm. Quả khi non có màu xanh, sau đó chuyển sang tím, đỏ, và khi chín có màu đen. Mùa quả từ tháng 8 - 12 hàng năm.

Hạt: Hạt hình trứng, mỗi quả chứa từ 2 đến 4 hạt màu nâu.

Mùa ra hoa: Từ tháng 5 – 6.  Mùa quả: Từ tháng 8 - 12 hàng năm.

1.2. Phân bố, sinh trưởng

Cây thổ phục linh, hay còn gọi là kim cang, phân bố rộng rãi ở các nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới trong khu vực Châu Á, như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, và Việt Nam.

Tại Việt Nam, loại cây này chủ yếu xuất hiện ở những vùng có địa hình rừng núi, thung lũng, hoặc trung du, trải dài ở cả ba miền. Từ Lạng Sơn, Nghệ An đến Khánh Hòa.

2. Bộ phận dùng

Bộ phận dùng làm thuốc là rễ củ (Rhizoma Heterosmilacis),

Thu hái; thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu. Thân rễ cứng, hình trụ dẹt, vỏ nâu, lồi lõm, có vảy, sau khi chế biến được phơi hoặc sấy khô để bảo quản.

3. Thành phần hóa học

Thân rễ kim cang chứa tinh bột, nhựa, tannin, và các hợp chất saponin, cùng với β-sitosterol, stigmasterol.

4. Tác dụng – Công dụng

* Theo Y học cổ truyền:

Cây Kim cang có tính bình, vị ngọt và nhạt.

Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ phong thấp, và giảm đau.

Chủ trị các bệnh: Giải độc do thủy ngân, thấp khớp, đau nhức xương, ung thũng, lở ngứa, tràng nhạc, và giang mai.

*Theo Y học hiện đại:

Dược liệu này có tác dụng chống viêm cấp và chống viêm mãn tính ở mức độ trung bình hoặc yếu.

Cụ thể, củ khúc khắc thường được sử dụng để chữa:

- Hỗ trợ chữa tê nhức do bệnh phong thấp, viêm khớp dạng thấp, gân xương đau buốt, sang lở, và đau nhức do phong thấp.

- Hỗ trợ viêm bàng quang, chứng tiểu tiện ra máu.

- Hỗ trợ bệnh vảy nến, mụn nhọt chưa vỡ mủ hoặc có mủ.

- Hỗ trợ đau thần kinh tọa.

- Chữa nước ăn chân, viêm da, rôm sảy, và mẩn ngứa.

- Chữa lao hạch lở loét, băng huyết, và đới hạ.

- Hỗ trợ ổn định đường huyết.

- Hỗ trợ bệnh giang mai.

- Bổ can thận, khử phong thấp, lưu thông khí huyết, bồi bổ sức khỏe và kích thích tiêu hóa.

- Hỗ trợ ung thư bàng quang, ung thư hạch, và ung thư đường tiêu hóa.

- Hỗ trợ bệnh Leptospira.

5. Các bài thuốc từ cây Kimcang đằng

Dưới đây là một số bài thuốc sử dụng củ Kim cang đằng:

1. Chữa đau nhức xương khớp, phong thấp, mỏi gối

Bài 1: Dùng 20g khúc khắc, 12g dây đau xương, 12g cốt toái bổ, 12g tục đoạn, 12g cẩu tích.

Cách dùng: Sắc uống 1 thang mỗi ngày, chia làm 3 lần, nên uống trước ăn 1 giờ.

Bài 2: Dùng 20g khúc khắc, cỏ nhọ nồi và hy thiêm,mỗi vị 16g, ngưu tất, ngải cứu và thương nhĩ tử mỗi vị 12g

Cách dùng: Sắc uống 1 thang mỗi ngày, chia làm 3 lần.

11729497633.jpeg

Hình ảnh cây và dược liệu làm thuốc của Kim cang đằng

2. Chữa đau thần kinh toạ

Chuẩn bị: 30g củ kim cang, 20g dây đau xương, 20g tang ký sinh, 20g cỏ xước, 10g cốt toái khí.

 Đem Sắc tất cả dược liệu với 500 ml nước đến khi còn khoảng 300 ml. Gạn lấy nước uống khi còn ấm. Kiên trì thực hiện trong khoảng 10 ngày.

3. Chữa bệnh viêm bàng quang

Chuẩn bị: 30g củ kim cang, 20g râu ngô, 20g mã đề.

Cách thực hiện: Sắc tất cả các vị thuốc lấy nước uống.

Uống mỗi ngày liên tục trong 5-10 ngày

4. Giúp kích thích tiểu tiện

Dùng 10-20g khúc khắc khô sắc nước uống hàng ngày như trà.

5. Chữa trị bệnh vảy nến

Chuẩn bị: 80g kim cang, 100g hạ khô thảo.

Cách thực hiện: Rửa sạch dược liệu, cho vào nồi sắc với 500 ml nước đến khi cạn còn khoảng 300 ml. Chia thành 3 phần đều nhau, dùng trước mỗi bữa ăn với nước ấm.

6.Chữa trị nổi mề đay, chốc lở, mụn nhọt

Thành phần: 15g khúc khắc, 40g sài đất, 20g kim ngân, 20g sinh địa, 15g ké đầu ngựa, 15g cam thảo dây.

Cách thực hiện: Sắc dược liệu với lượng nước vừa đủ đến khi cạn còn một nửa. uống trong ngày, Chia làm 2 lần ,1 thang/ngày.

7. Chữa nước ăn chân

Chuẩn bị: 20g củ kim cang, 20g lá lốt, 16g rễ cỏ xước.

Sắc dược liệu với 600 ml nước trong khoảng 15 phút, gạn lấy 1 chén uống khi còn nóng.

Phần còn lại cho vào thau nhỏ để ngâm chân. Làm  đều đặn mỗi ngày trong khoảng 5-7 ngày.

8. Giúp bổ thận, bổ khí huyết

Chuẩn bị: 300g củ kim cang, 300g cỏ xước, 300g thiên niên kiện, 300g cà gai leo, 100g quế chi, 800g lá lốt.

Cách thực hiện: Phơi khô tất cả dược liệu, tán thành bột mịn và ngâm cùng 5 lít rượu trắng trong 5-7 ngày. Mỗi lần dùng 30 ml, ngày uống 2 lần trước mỗi bữa ăn.

9. Chữa rối loạn tiêu hóa

Chuẩn bị: 30g củ kim cang, 20g bạch truật, 10g nấm hương.

Cách thực hiện: Rửa sạch dược liệu và sắc với khoảng 300 ml nước trong 20 phút, gạn lấy nước uống khi còn nóng.

10. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Bài 1:  Chuẩn bị: 60g cây kim cang, 1 lá lách lợn.

Cách thực hiện: Làm sạch lá lách lợn, cho vào nồi nấu cùng dược liệu trong 20 phút, gạn lấy nước dùng thay trà mỗi ngày. Thực hiện kiên trì trong 15 ngày, 3-5 liệu trình.

Bài 2:

Chuẩn bị: 15g râu ngô, 15g mạch môn, 15g lá kim cang.

Cách thực hiện: Sắc tất cả dược liệu để lấy nước uống hàng ngày

11. Chữa bệnh giang mai

Chuẩn bị: 8g gai bồ kết, 10g ké đầu ngựa, 10g vỏ núc nác, 20g hà thủ ô, 40g củ kim cang.

Cách thực hiện: Sắc tất cả dược liệu để lấy nước uống trong ngày, hỗ trợ điều trị bệnh giang mai hiệu quả.

12. Rượu kim cang và mộc qua

Chuẩn bị: củ kim cang, hà thủ ô, quế chi, đỗ trọng, mộc qua, tniên kiện, ngũ gia bì, tục đoạn, và ngưu tất mỗi vị 20g

Cách thực hiện: Ngâm tất cả dược liệu với 2 lít rượu trắng trong 10 ngày. Uống khoảng 300 ml rượu vào buổi tối trước khi đi ngủ để bồi bổ sức khỏe và kích thích tiêu hóa.

6. Những lưu ý khi sử dụng

Cây kim cang mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng cần sử dụng dược liệu một cách hợp lý. Lưu ý thêm với sinh viên Cao đẳng Dược khi giảng dạy là một số lưu ý:

- Phụ nữ mang thai và cho con bú: Không nên sử dụng dược liệu kim cang để chữa bệnh.

- Không nên kết hợp nước sắc dược liệu với trà xanh, vì có thể gây ra tình trạng rụng tóc.

- Cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi sử dụng dược liệu.

-  Tương tác thuốc: Có thể xảy ra tương tác giữa thổ phục linh với các thuốc như Digoxin và Lithium, nên không dùng chung với nhau.

Kết luận

Tóm lại, Kim cang đằng là một loại thảo dược quý hiếm, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị nhiều tình trạng bệnh lý, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến xương khớp. Để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa, đặc biệt là những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực y học cổ truyền. Với tác dụng nổi bật như thanh nhiệt, chống viêm, giải độc và khử phong thấp, cây Kim cang đằng đã và đang giữ vị trí quan trọng trong các bài thuốc từ xưa đến nay./.

DsCKI.Nguyễn Quốc Trung

Nguồn: Tin tức Y Dược - trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: Cây Kim cang
Dimenhydrinat 50mg - Thuốc chống nôn và những lưu ý khi sử dụng

Dimenhydrinat 50mg - Thuốc chống nôn và những lưu ý khi sử dụng

Dimenhydrinat 50mg là thuốc được sử dụng điều trị chứng buồn nôn, nôn, chóng mặt do say sóng, say khi đi tàu xe và các rối loạn tiền đình khác.
Mebeser 24mg: Thuốc trị chóng mặt và những lưu ý khi sử dụng

Mebeser 24mg: Thuốc trị chóng mặt và những lưu ý khi sử dụng

Mebeser  24mg là thuốc được sử dụng điều trị hội chứng Meniere của rối loạn ở tai trong với các triệu chứng như chóng mặt, ù tai, mất thính lực, nghe kém, buồn nôn.
Tocemux: Thuốc tiêu chất nhầy phế quản và những lưu ý khi sử dụng

Tocemux: Thuốc tiêu chất nhầy phế quản và những lưu ý khi sử dụng

Tocemux là thuốc được sử dụng làm thuốc tiêu chất nhầy trong bệnh lý hô hấp có đờm nhầy quánh như trong viêm phế quản cấp, viêm phế quản mạn và tăng tiết dịch đường hô hấp do thuốc giúp đờm loãng hơn khiến ho khạc đờm dễ dàng hơn.
CÔNG DỤNG THẦN KÌ CỦA BẠCH QUẢ ĐỐI VỚI LÁ PHỔI

CÔNG DỤNG THẦN KÌ CỦA BẠCH QUẢ ĐỐI VỚI LÁ PHỔI

Bạch quả, hay còn gọi là bạch quả, là loại thuốc thảo dược truyền thống với lịch sử lâu dài ở Trung Quốc và châu Á. Nó được quan tâm vì những lợi ích tiềm năng cho nhiều tình trạng sức khỏe, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến hệ hô hấp.
Đăng ký trực tuyến