Levocetirizine thuốc chống dị ứng và những lưu ý khi sử dụng

Thứ bảy, 19/11/2022 | 13:11

Levocetirizine là thuốc điều trị các triệu chứng liên quan đến dị ứng như viêm mũi dị ứng, chảy nước mắt, chảy nước mũi, ngứa mắt, ngứa mũi, hắt hơi, mày đày và mẫn ngứa.

01668839650.jpeg

Levocetirizine là thuốc chống dị ứng

1. Levocetirizine là thuốc

Theo DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Levocetirizine là đồng phân quang học có hoạt tính của Cetirizin, là một kháng histamin thế hệ thứ ba không gây an thần. Tác dụng kháng histamin của Levocetirizin thông qua phong bế cạnh tranh các thụ thể H1 của các tế bào tác động. Levocetirizin không ngăn cản sự giải phóng histamin từ các dưỡng bào, nhưng ngăn cản sự gắn histamin với các thụ thể của nó. Do thuốc không đi qua hàng rào máu não nên không gây an thần và không gây buồn ngủ.

Dược động học:

Levocetirizine được hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn qua đường uống. Thuốc đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương trong vòng khoảng 0,9 giờ sau khi uống. Thức ăn làm giảm tốc độ hấp thu của thuốc nhưng không làm ảnh hưởng mức độ hấp thu của thuốc.

Levocetirizine được phân bố rộng khắp cơ thể và có nồng độ cao nhất tại gan và thận, nồng độ thấp nhất tại hệ thần kinh trung ương. Thuốc không thấm qua được hàng rào máu não. Levocetirizine gắn kết protein huyết tương là khoảng 90%. Thể tích phân bố của thuốc là 0,4 I/kg.

Levocetirizine được chuyển hóa qua gan dưới 14%, chủ yếu qua các con đường chuyển hóa là oxy hóa vòng thơm, khử alkyl N- và O- và liên hợp với taurin.

Thời gian bán thải của Levocetirizine ở người lớn là khoảng 8 giờ. Nửa đời thải trừ ở trẻ em ngắn hơn so với ở người lớn. Tốc độ thanh thải toàn thân biểu kiến trung bình của Levocetirizine là 0,63 ml/phút/kg.

Levocetirizine và các chất chuyển hóa được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu khoảng 85,4% liều dùng. Lượng thuốc bài tiết qua phân chiếm khoảng 12,9% liều dùng.

2.Các dạng thuốc và hàm lượng của Levocetirizine

Levocetirizine được sản xuất trên thị trường với dạng thuốc và hàm lượng là:

Viên nén: 2,5mg, 5mg, 10mg.

Viên nén bao phim: 2,5mg, 5mg, 10mg.

Siro, dung dịch uống: 1mg/2ml.

Brand name: Xyzal

Generic: Ripratine, Tirizex Levo, LEVO CETAZIN, PymeCEZITEC ,Levocetirizin-US, Levocetirizin Domesco, L-Aulirin, Violevo, Lecizinrvn, Lezinsan, Stadeltine, Levocetirizin, Tanalocet, Levodipine Tab, Histalong L, Pollezin, Elriz, 1-AL, Glencet, L-Trizyn, Letrizine, Cetlevo, Zyx, film-coated tablets, Panlevo, Levocetirizin Danapha, Levoagi, Levnew, Aticizal, Phenhalal, Lcz, Evyx, Vezyx, Acritel, Levocetirizin Glomed, Histapast, Clanzen, Allozin, Grarizine, Necerin tab., Lazine, Seasonix tablet, Seasonix Oral Solution, Alzero, Phulzine.

3.Thuốc Levocetirizine dùng cho những trường hợp nào

Levocetirizine được chỉ định điều trị các triệu chứng dị ứng như viêm mũi dị ứng theo mùa, hắc hơi, sổ mũi, ngứa mắt, ngứa cổ họng, ngứa mũi, ngứa và chảy nước mắt, viêm mũi dị ứng quanh năm, mày đay mãn tính.

Điều trị các tình trạng cảm lạnh, ngứa, phù mạch, các rối loạn dị ứng da.

Levocetirizine điều trị các tình trạng dị ứng ngứa, ban mẩn ngứa nổi trên da, nổi mề đay do dị ứng thức ăn hoặc thuốc.

11668839650.jpeg

Hắt hơi nhiều và liên tục là triệu chứng thường gặp của bệnh viêm mũi dị ứng

4.Cách dùng - Liều lượng của Levocetirizine

Cách dùng: Levocetirizine được dùng đường uống một lần trong ngày, uống trước hặc sau bữa ăn.

Liều dùng:

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Liều khuyến cáo là 5 mg (1 viên hoặc 10 mL dung dịch) một lần mỗi ngày vào buổi tối.

Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi: Liều khuyến cáo là 2,5 mg (1 viên 2,5mg hoặc 05 mL dung dịch) một lần mỗi ngày vào buổi tối.

Người bệnh suy thận: Điều chỉnh khoảng cách giữa các liều dùng tùy theo chức năng thận của từng người.

Suy thận nhẹ (độ thanh thải creatinin [CrCl] từ 50 đến 80 mL / phút): Khuyến cáo liều 2,5 mg/1 lần ngày.

Suy thận trung bình (CrCl từ 30 đến 50 mL / phút): Khuyến cáo dùng liều 2,5 mg/ngày, dùng cách ngày.

Suy thận nặng (CrCl từ 10 đến 30 mL / phút): Liều 2,5 mg/lần x 2 lần/ tuần (dùng cách 3 đến 4 ngày một lần).

Suy thận giai đoạn cuối (CrCl <10 mL / phút) và bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo: Không nên dùng Levocetirizine.

Người bệnh suy gan: Không cần chỉnh liều với bệnh nhân chỉ có suy gan

Tóm lại, liều dùng trên giúp người bệnh tham khảo. Tuỳ vào tình trạng và mức độ diễn tiến của bệnh, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về liều chỉ định và thời gian điều trị để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất.

5.Cách xử lý nếu quên liều thuốc Levocetirizine

Nếu người bệnh quên một liều Levocetirizine nên uống ngay khi nhớ ra trong ngày đó. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến thời điểm uống của liều tiếp theo, chỉ cần dùng liều tiếp theo vào đúng thời điểm đã lên kế hoạch điều trị.

6.Người bệnh làm gì khi dùng quá liều thuốc Levocetirizine

Các triệu chứng của quá liều như buồn ngủ ở người lớn. Ở trẻ em ban đầu có thể kích động và bồn chồn, sau đó là buồn ngủ.

Xử trí quá liều: Nếu người bệnh có bất kỳ triẹu chứng bất thường nào do quá liều, cần phải ngừng thuốc và đưa đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị triệu chứng và theo dõi tình trạng. Gây nôn và rửa dạ dày ngay. Dùng than hoạt sau khi gây nôn giúp ngăn ngừa hấp thu Levocetirizine tại dạ dày. Levocetirizine không được loại bỏ ra khỏi hệ tuần hoàn bằng cách thẩm phân.

7.Những lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Levocetirizine

1.Thuốc Levocetirizine chống chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Người có tiền sử mẫn cảm với Levocetirizine hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Người bệnh bị suy thận giai đoạn cuối (CrCl < 10 mL / phút).
  • Người bệnh đang chạy thận nhân tạo.
  • Trẻ em từ 6 tháng đến 11 tuổi bị suy thận.
21668839650.jpeg

Không dùng Levocetirizine cho người bệnh bị suy thận giai đoạn cuối

2.Thận trọng khi sử dụng thuốc Levocetirizine cho những trường hợp sau:

  • Lưu ý thận trọng ở những người bệnh có các yếu tố dễ gây bí tiểu như tổn thương tủy sống, tăng sản tuyến tiền liệt. Vì Levocetirizine làm tăng nguy cơ gây bí tiểu.
  • Lưu ý thận trọng sử dụng Levocetirizine ở bệnh nhân động kinh và bệnh nhân có nguy cơ co giật. Vì Levocetirizine nguy cơ gây ra cơn động kinh trầm trọng hơn.
  • Lưu ý thận trọng với trẻ nhũ nhi và trẻ dưới 2 tuổi. Ngay cả khi có một số dữ liệu lâm sàng ở trẻ 6 tháng đến 12 tuổi, các dữ liệu này không đủ để hỗ trợ cho việc sử dụng Levocetirizine cho nhũ nhi và trẻ dưới 2 tuổi. Do đó, không khuyến cáo dùng Levocetirizine cho nhũ nhi và trẻ dưới 2 tuổi.
  • Lưu ý thận trọng với trẻ dưới 6 tuổi. Không nên dùng dạng viên nén bao phim cho trẻ em dưới 6 tuổi do dạng bào chế này không cho phép chia liều phù hợp cho trẻ dưới 6 tuổi. Nên dùng các dạng bào chế dung dịch của Levocetirizine dành cho trẻ em.
  • Lưu ý với phụ nữ mang thai, chưa có dữ liệu nghiên cứu lâm sàng thuốc Levocetirizine gây ảnh hưởng cho thai nhi. Khuyến cáo không dùng thuốc Levocetirizine cho phụ nữ mang thai.
  • Lưu ý với phụ nữ cho con bú, Levocetirizine bài tiết qua sữa mẹ ở nồng độ nhất định, vì vậy khuyến cáo không Levocetirizine khi người mẹ trong thời gian cho con bú.
  • Lưu ý thận trọng với người đang lái xe và vận hành máy móc, vì thuốc Levocetirizine có thể gây ra tác dụng không mong muốn như ngủ gà, mệt mỏi, suy nhược, rối loạn thị giác.

8.Thuốc Levocetirizine gây ra các tác dụng phụ nào

  • Thường gặp: Ngủ gà, đau đầu, khô miệng, mệt mỏi.
  • Ít gặp: Đau bụng, suy nhược
  • Hiếm gặp: Tăng cân, tăng cảm giác thèm ăn, xét nghiệm chức năng gan bất thường, hồi hộp, đánh trống ngực, rối loạn thị giác, khó thở, buồn nôn, phù mạch thần kinh, ngứa phát ban, mày đay, quá mẫn kể cả phản vệ, viêm gan.
  • Không xác định tần suất: Hung hăng, ảo giác, trầm cảm, mất ngủ, ý định tự tử, co giật, cảm giác khác thường, choáng váng, ngất, run rẩy, rối loạn vị giác, đau cơ, tiểu khó, bí tiểu, phù.

Tóm lại, trong quá trình sử dụng thuốc Levocetirizine, người bệnh có bất kỳ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ rằng do sử dụng thuốc Levocetirizine thì cần xin ý kiến chuyển gia y tế tư vấn để xử trí kịp thời.

9.Levocetirizine tương tác với các thuốc nào

Acetazolamide, 1,2-benzodiazepine, acetophenazine: Tăng nguy cơ tác dụng phụ khi sử dụng kết hợp với Levocetirizine.

Abacavir, aceclofenac, acemetacin, acid acetylsalicylic: Làm giảm tốc độ thải trừ của Levocetirizine, dẫn đến tăng nồng độ trong huyết tương.

Aclidinium: Levocetirizine có thể làm tăng các hoạt động gây trầm cảm hệ thần kinh trung ương của Aclidinium khi được dùng chung.

Acrivastine: Làm tăng nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng kéo dài khoảng QT khi kết với Levocetirizine.

Ritonavir: Làm tăng AUC huyết tương, giảm độ thanh thải của Levocetirizine khi được kết hợp chung.

Thuốc ức chế thần kinh trung ương khác: Sử dụng cùng lúc với Levocetirizine có thể càng làm giảm sự tỉnh táo và hiệu suất công việc.

Thức ăn: Làm giảm tốc độ hấp thu nhưng không làm giảm mức độ hấp thu của Levocetirizine.

Rượu: Sử dụng cùng lúc với Levocetirizine có thể càng làm giảm sự tỉnh táo và hiệu suất công việc.

Tóm lại, tương tác thuốc có thể làm thay đổi hiệu quả điều trị của thuốc hoặc làm tăng tác dụng phụ nghiêm trọng hơn. Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên đọc hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng hoặc tham khảo ý kiến của dược sĩ tư vấn hoặc báo cho bác sĩ kê đơn biết những thuốc đang dùng có nguy cơ, giúp bác sĩ kê đơn thuốc sử dụng an toàn và đạt hiệu quả.

10.Bảo quản Levocetirizine như thế nào

Theo tin tức y dược Levocetirizine bảo quản thuốc theo hướng dẫn khuyến cáo của nhà sản xuất. Nhiệt độ bảo quản dưới 30°C, tránh ẩm, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp để đảm bảo giữ chất lượng thuốc. Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Tài liệu tham khảo:

  • Drugs.com: https://www.drugs.com/levocetirizine.html
  • Medicines.org.uk:  https://www.medicines.org.uk/emc/product/9917

Bệnh viêm gan B cấp là gì? Nguy hiểm thế nào?

Bệnh viêm gan B cấp là gì? Nguy hiểm thế nào?

Viêm gan B cấp là giai đoạn khởi phát của bệnh, nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách có thể tiến triển thành viêm gan B mạn tính. Do đó, mọi người cần chú ý và trang bị kiến thức về phòng ngừa và điều trị để tránh hậu quả nghiêm trọng.
Vì sao thường xuyên xuất hiện các vết bầm tím trên da?

Vì sao thường xuyên xuất hiện các vết bầm tím trên da?

Thường thì vết bầm tím hình thành do sự tổn thương các mạch máu nhỏ dưới da. Vết bầm tím thường xuyên xuất hiện trên da mà không rõ nguyên nhân gì thì có thể đó là dấu hiệu tình trạng sức khỏe đáng báo động.
Thời gian điều trị vi khuẩn HP là bao lâu?

Thời gian điều trị vi khuẩn HP là bao lâu?

Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm loét dạ dày. Nếu không điều trị hiệu quả, nhiễm HP có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng. Bài viết này sẽ tìm hiểu thời gian điều trị vi khuẩn HP và cách phòng ngừa tái phát bệnh.
Mụn mạch lươn là gì và cách điều trị hiệu quả

Mụn mạch lươn là gì và cách điều trị hiệu quả

Mụn mạch lươn là một dạng biến chứng nặng của mụn trứng cá, gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh. Do đó, việc điều trị và chăm sóc mụn mạch lươn là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Đăng ký trực tuyến