Cây Vòi voi là vị thuốc được sử dụng trong các bài thuốc đông y chữa bệnh đau nhức xương khớp, bệnh á sừng, mụn nhọt, phong thấp, sưng khớp, viêm xoang, viêm da cơ địa,...
Cây Vòi voi là vị thuốc được sử dụng trong các bài thuốc đông y chữa bệnh đau nhức xương khớp, bệnh á sừng, mụn nhọt, phong thấp, sưng khớp, viêm xoang, viêm da cơ địa,...
Hãy cùng trường Cao đẳng Y Dược TPHCM tìm hiểu những lợi ích tuyệt vời của loại dược liệu này nhé.!
Cây Vòi voi
Cây Vòi voi có tên gọi khác Dền voi, Cẩu vĩ trùng, Đại vĩ đao, Nam độc hoạt. Cây có danh pháp khoa học Heliotropium indicum L., thuộc họ Vòi voi - Boraginaceae.
Vòi voi là cây thân cỏ, cao từ 25 đến 40cm, thân khô, cứng, mang nhiều cành. Thân có nhiều lông nhám, cứng, khỏe. Lá có hình trứng dài, hơi nhăn nheo, sần sùi, cả 2 mặt lá đều có lông, các mép lá có răng cưa không đều.
Cây Vòi voi có hoa màu trắng hoặc tím, mọc xếp liền thành hai hàng dài. Cụm hoa có hình dạng giống với vòi của con voi nên được gọi là cây vòi voi. Quả gồm 4 hạch nhỏ, trên đỉnh quả cấc hạch dính vào nhau, khi chín thì tách ra.
Bộ phận dùng làm thuốc của cây Vòi voi là là toàn cây.
Toàn cây vòi voi có chứa các chất như indicin, acetylindicin, indicinin,… Lá và cụm hoa chứa spermin, putrescin, homospermidin,…Các alkaloid pyrolizidin trong cây có tác dụng độc trên động vật, gia súc, trên người. Một số chất có tác dụng độc gan, phổi và một số mô khác trong cơ thể và một số chất khác trong cây có nguy cơ gây ung thư.
Cây vòi voi có vị đắng nhẹ, hơi cay, tính mát, mùi hăng. Có tác dụng giảm đau, chống viêm, thanh nhiệt, thông huyết, tiêu thủng, giảm sưng, trừ phong thấp. Được sử dụng điều trị các bệnh đau nhức xương khớp như phong thấp, sưng khớp, đau lưng, mỏi gối, viêm họng, loét họng bạch cầu, nhọt sưng tấy, viêm xoang, viêm da cơ địa, á sừng, mụn nhọt, mẩn ngứa.
Cây Vòi voi có độc tính với gan nên hạn chế dùng uống để chữa bệnh. Không dùng cho phụ nữ có thai, vì có thể gây sảy thai.
Khi dùng ngoài, người ta dùng cành lá hoa tươi, giã nhỏ, chưng với giấm, đắp ngoài da chống viêm, chữa mụn nhọt, viêm hạch, bong gân, tụ máu, làm lành vết thương.
Liều dùng của vòi voi khoảng 15 – 30 gam cho mỗi ngày, uống dạng thuốc sắc hoặc dùng vòi voi tươi giả bôi đắp ngoài da.
Dược sĩ CKI - Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM - trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết:
Bài thuốc chữa sai khớp, bong gân
Cách thực hiện: Vòi voi tươi 30g, 1 củ tỏi, muối ăn 10g. Đem tất cả giã nhuyễn, đắp vào chỗ sưng tấy, dùng gạc băng chặt.
Bài thuốc chữa vết thương phần mềm
Cách thực hiện: Vòi voi 50g, Sài đất 200g, Tô mộc 20g. Đem các vị thuốc sắc nước, ngâm rửa bên ngoài
Bài thuốc chữa viêm phổi, mủ màng phổi
Cách thực hiện: 60g cây Vòi voi tươi, đun sôi trong nước, uống với mật ong. Hoặc giã 60g – 120g cây tươi, lấy dịch và uống với mật.
Bài thuốc chữa sưng amydal
Cách thực hiện: Dùng lá Vòi voi tươi, nghiền ra, lấy dịch súc miệng.
Bài thuốc chữa phong thấp, nhức mỏi, tê bại, đau các khớp xương
Cách thực hiện: Vòi voi khô 300g, rễ Nhàu rừng 200g, củ Bồ bồ 150g, Cỏ mực 100g. Các vị thuốc hiệp chung, tán nhuyễn, vò ra viên bằng hạt tiêu. Mỗi lần uống 20-30 viên, ngày 2-3 lần.
Bài thuốc chữa viêm xoang
Cách thực hiện: Dùng 5 - 6 nhánh dược liệu ngũ sắc tươi, 10 nhánh vòi voi đem rửa sạch, sau đó giã nhuyễn, chắt nước rồi nhỏ vào mũi xoang bị viêm.
Bài thuốc chữa bệnh á sừng
Cách thực hiện: Ngâm dược liệu vòi voi trong bình chứa ngập rượu (dùng bình thủy tinh) đến khi rượu chuyển màu vàng, sau đó dùng bông gòn thấm nhẹ rượu thuốc rồi bôi lên vết thương.
Cây Vòi voi chữa bệnh viêm da á sừng
Bài thuốc chữa viêm da cơ địa
Bài 1: Vòi voi sau khi thu hái đem ngâm vào nước muối loãng trong 15 phút sau đó để ráo nước, cắt nhỏ rồi cho vào cối giã hoặc xay nhuyễn. Dùng cây vòi voi đã giã nát đắp lên vùng da bị bệnh khoảng 30 phút, sau đó rửa sạch da bằng nước ấm, thực hiện mỗi ngày 1 lần trong 2 - 3 tuần.
Không dùng cây Vòi voi cho phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ em, người già yếu, người bị tiêu chảy lâu ngày, cơ thể suy nhược.
Các nghiên cứu về độc tính đã báo cáo rằng việc uống 1–2 g/kg chiết xuất nước từ cây vòi voi trong 14 ngày gây ra các tác dụng bệnh lý đối với tim, gan thận và phổi. Không nên tự ý sử dụng kéo dài và liên tục.
Tóm lại, Cây Vòi voi đã được sử dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền với nhiều tác dụng hiệu quả. Người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn của thầy thuốc và nếu có bất kỳ vấn đề hoặc phản ứng không mong muốn, nên tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế. Chỉ được dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ
DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM
Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur