Hợp hoan bì là một thảo được quý hiếm được sử dụng trong các bài thuốc đông y từ xa xưa với đặc tính an thần, giúp thúc đẩy lưu thông máu và giảm sưng,…Hãy cùng tìm hiểu công dụng tuyệt vời của cây Hợp hoan bì nhé.!
Hợp hoan bì là một thảo được quý hiếm được sử dụng trong các bài thuốc đông y từ xa xưa với đặc tính an thần, giúp thúc đẩy lưu thông máu và giảm sưng,…Hãy cùng tìm hiểu công dụng tuyệt vời của cây Hợp hoan bì nhé.!
Hợp hoan bì
Cây Hợp hoan bì có tên gọi khác như Hợp hoan hoa, Dạ hợp bì, Manh cát bì, Thanh thường bì, Nhung tuyết hoa, Mã anh thụ bì. Danh pháp khoa học là Albizia julibrissin, thuộc họ Đậu-Fabaceae.
Hợp hoan bì là thuộc thân gỗ to, cao hơn 10m, toàn thân nhẵn, từ thân đâm ra nhiều cành nhỏ có góc cạnh. Lá kép lông chim 2 lần chẵn, màu lục sáng, lá hợp hoan bì thường sẽ khép lại vào buổi tối. Hoa dạng chùm, có màu hồng tím, mọc ở ngọn nhánh. Mùa hoa của cây hợp bì thường vào tháng 6 - 7. Mùa quả thường vào tháng 9 -11, quả màu nâu đỏ, mỏng, dẹt và thõng xuống dưới, mỗi quả thường dài 9 - 15cm và rộng khoảng 3cm, có chứa khoảng 10 hạt.
Bộ phận dùng làm thuốc của cây Hợp hoan bì là vỏ. Dược liệu có dạng ống, bên ngoài màu nâu xám, bên trong màu vàng nâu nhạt, nhẵn có sọc nhỏ, cứng, giòn và dễ gãy. Thành phần hoá học của vỏ của cây Hợp hoan bì là Saponin.
Hãy cùng DSCKI, giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM tìm hiểu công dụng cụ thể sau đây nhé!
Vỏ cây Hợp hoan bì có vị ngọt, tính bình, quy vào kinh tỳ và kinh phế. Dược liệu có công dụng an thần, làm thư giãn thần kinh, giảm sưng, giảm đau, tăng cường lưu thông máu, làm liền gân xương. Hợp hoan bì thường được sử dụng trong Đông y để điều trị mất ngủ, sầu muộn, ngủ không ngon giấc, tâm thần bất ổn không yên, viêm phổi, ung nhọt và đòn ngã tổn thương.
Các hợp chất trong chiết xuất của Hợp hoan bì có tác dụng an thần, chữa mất ngủ, giúp tăng cường chức năng tế bào thần kinh, làm dịu thần kinh, giảm căng thẳng, hồi hộp và cải thiện các triệu chứng mất ngủ.
Ngoài ra, hợp chất saponin triterpenoid trong vỏ cây hợp hoan bì còn có tác dụng kháng u, chống lại các dòng tế bào ung thư PC-3M-1E8, HeLa và MDA-MB-435 trong ống nghiệm.
Mỗi ngày dùng 10 - 15g vỏ khô hợp hoan bì, dạng thuốc sắc hoặc tán thành bột hoặc làm thành hoàn hoặc ngâm rượu. Được sử dụng một mình hoặc kết hợp với các vị thuốc khác.
DSCKI chia sẻ thêm với sinh viên Cao đẳng Y Dược TPHCM về các bài thuốc điều trị bệnh
Bài thuốc trị viêm phổi
Bạch liễm 15g, Hợp hoan bì 15g. Đem sắc uống hằng ngày.
Bài thuốc chữa gãy xương do chấn thương
Hợp hoan bì (bỏ lớp bần rêu bên ngoài, giữ lấy phần vỏ trong, giã nát, sao vàng hơi xém cạnh) 200g, Nhũ hương 5g, Xạ hương 5g, Mỗi lần uống 15g với rượu ấm trước khi đi ngủ. Kết hợp dùng bã thuốc đắp vào tổn thương để nhanh liền xương.
Bài thuốc chữa sầu muộn mất ngủ
Hợp hoan bì 9g, Dạ giao đằng 15g. Tất cả đem sắc nước uống.
Vỏ của cây Hợp hoan bì
Bài thuốc chữa vết thương do nhện cắn
Vỏ cây hợp hoan giã thành bột, đem chế với dầu rồi bôi lên vết thương.
Bài thuốc chữa phế ung, ho có đàm trọc
Chuẩn bị 1 nắm lớn hợp hoan bì, đem sắc với 3 chén nước, đun cho cạn còn một nửa. Gạn lấy nước sắc, chờ cho nước thuốc còn hơi âm ấm chia làm 2 phần đều nhau uống vào buổi sáng và buổi tối.
Bài thuốc trị mất ngủ, lo âu, tâm thần bồn chồn không yên
Bài thuốc 1: Lấy 15g hợp hoan bì sắc với 300ml nước cho đến còn 100ml chia thành 2 lần uống trong ngày.
Bài thuốc 2: Lấy hợp hoan bì sắc chung với các vị thuốc khác như dư dung, hồng tùng chi ( hổ phách ), thanh long xỉ và bá tử nhân.
Bài thuốc điều trị phế ung cho các trường hợp bị ho ra máu mủ
Chuẩn bị 15g hợp hoan bì, sắc lấy nước đặc chia thành 2 lần uống trong ngày khi thuốc còn ấm
Bài thuốc chữa bệnh mất ngủ, suy nhược thần kinh
Chuẩn bị: 9g hợp hoan bì, 9g trắc bạch diệp (bá tử nhân), 9g toan táo nhân. Toan táo nhân sao vàng, đem sắc cùng các vị dược liệu còn lại. Chia thuốc sắc thành 2 – 3 lần uống trong ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang.
Tóm lại, hợp hoàn bì là vị thuốc dược liệu lành tính, được sử dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh hiệu quả tại nhà. Tuy nhiên, để sử dụng có hiệu quả tốt và tránh xảy ra những tác dụng không mong muốn, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng vị thuốc hợp hoan bì trong hỗ trợ chữa bệnh.
DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM
Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur