Cây Mỏ quạ, còn gọi Xuyên phá thạch, là dược liệu quý trong y học cổ truyền, có vị đắng, tính mát. Cây này giúp phá ứ, khứ phong, giảm đau xương khớp, thanh nhiệt phế, được sử dụng lâu đời trong các bài thuốc dân gian Việt Nam.
Cây Mỏ quạ, còn gọi Xuyên phá thạch, là dược liệu quý trong y học cổ truyền, có vị đắng, tính mát. Cây này giúp phá ứ, khứ phong, giảm đau xương khớp, thanh nhiệt phế, được sử dụng lâu đời trong các bài thuốc dân gian Việt Nam.
Không chỉ thế, từ rễ, lá đến quả của cây đều mang giá trị dược liệu cao, giúp chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau. Hãy cùng DSCKI, giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM - trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu sâu hơn về vị thuốc đặc biệt này!
Hình ảnh Cây mỏ quạ
Tên gọi khác: Hoàng lồ, Móc câu, Cây bướm, Xuyên phá thạch, Gai vàng lồ
Tên khoa học: Cudrania cochinchinensis. Họ: Dâu tằm – Moraceae
Mỏ quạ là một loại cây thân nhỏ, mềm yếu và thường mọc tựa vào nhau để tạo thành từng bụi lớn. Loài cây này có những đặc điểm nổi bật:
Rễ có hình trụ, mọc ngang, phân nhiều nhánh, đặc biệt có khả năng xuyên qua đá (đây chính là lý do cây có tên gọi "Xuyên phá thạch").
Thân cây có Vỏ thân có màu nâu tro, nhiều bì khổng trắng, trên thân và cành có rất nhiều gai nhọn, già hơi cong xuống, trông giống như mỏ quạ.
Lá mọc cách, phiến lá hình trứng, mép lá nguyên, mặt lá nhẵn bóng và có màu xanh lục. Khi nếm, lá có vị tê cay nhẹ.
Hoa mọc thành cụm ở nách lá, đơn tính, khác gốc, có màu vàng nhạt, thường xuất hiện vào tháng 4 – 5 hằng năm.
Quả: Dạng kép, khi chín có màu vàng hoặc đỏ, bên trong chứa hạt nhỏ, thường ra quả từ tháng 10 – 12.
Với những đặc điểm này, cây mỏ quạ không chỉ thu hút sự chú ý nhờ vẻ ngoài độc đáo mà còn nhờ các giá trị dược liệu quý báu mà nó mang lại.
Cây Mỏ quạ là loài thực vật phổ biến ở các khu vực có khí hậu nhiệt đới, bao gồm nhiều quốc gia thuộc Châu Á, Châu Úc và Châu Phi. Loài cây này được tìm thấy tại các quốc gia như Ấn Độ, Myanmar, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Sri Lanka, Malaysia, Indonesia, Philippines, Papua New Guinea và Australia.
Ở Việt Nam, cây Mỏ quạ mọc hoang ở các ven đường, sườn núi hoặc có thể được trồng để làm hàng rào. Các tỉnh có sự phân bố dày đặc của cây mỏ quạ bao gồm Lào Cai, Quảng Trị, Quảng Nam và Đồng Nai. Ngoài ra, loài cây này cũng xuất hiện ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên-Huế, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Khánh Hòa và Ninh Thuận.
- Bộ phận dùng: Lá và rễ của cây mỏ quạ là hai phần được sử dụng phổ biến để làm thuốc.
- Thu hái: Dược liệu được thu hái quanh năm. Đối với lá, có thể sử dụng lá tươi hoặc thu hái cả cành, sau đó bứt riêng lá. Rễ cây được đào về, rửa sạch đất, cắt thành từng đoạn dài 30 – 50 cm.
- Chế biến:
+ Rễ: Sau khi thu hoạch, rễ được rửa sạch, thái nhỏ, phơi hoặc sấy khô. Vỏ ngoài của rễ có màu vàng đất, vết cắt bên trong có màu vàng nhạt, khi nếm có vị hơi tê.
+ Lá: Lá tươi có thể được sử dụng trực tiếp hoặc nấu thành cao để bảo quản và sử dụng lâu dài.
- Bảo quản: Nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ẩm và nhiệt độ cao.
Ứng dụng: Dược liệu sau chế biến thường được dùng làm thuốc để điều trị các bệnh lý khác nhau.
Các bộ phận dùng làm thuốc từ cây Mỏ quạ
Cây mỏ quạ chứa nhiều hợp chất hóa học quý giá, đặc biệt trong lá và rễ.
Các thành phần chính bao gồm:
- Lá và rễ: có chứa
+ Acid hữu cơ
+ Flavonoid: Kaempferol, taxifolin, quercetin, cudraniaxanthon, aromadendrin, populnin
+ Hợp chất phenolic: Tannin pyrocatechic
+ Sterol: Butyrospermol acetat
+Morin: Được coi là hợp chất quan trọng nhất trong cây.
Phân tích hóa học năm 2018:
Hai hợp chất prenylisoflavone mới được phân lập từ lá cây mỏ quạ, gồm:
3’, 4’, 5-trihydroxy-8-prenyl-dihydrofuran [2, 3″: 7.6] isoflavone
4’, 5-dihydroxy-8-prenyl-dihydrofuran [2, 3: 12]
Những thành phần hóa học này làm nổi bật giá trị dược liệu của cây mỏ quạ trong y học cổ truyền và hiện đại.
- Chống viêm và hạ axit uric máu: Chiết xuất từ tâm gỗ cây mỏ quạ được đánh giá là một phương pháp tiềm năng trong điều trị viêm và giảm axit uric máu, hỗ trợ điều trị bệnh gút.
- Kháng virus: Chiết xuất từ rễ cây có khả năng ức chế virus Herpes Simplex 1 và 2.
Tính vị: Cây mỏ quạ có vị hơi đắng, tính mát, quy kinh Phế.
Tác dụng:
Giãn gân, làm mát phổi.
Phá ứ, khứ phong, hoạt huyết.
Chủ trị: Các bệnh lý: Bế kinh, ho, phong thấp, chấn thương, ứ tích lâu năm, vàng da (hoàng đản), ung sang thũng độc, lao phổi.
- Rễ dùng trị: Đòn ngã, đau nhức lưng gối, ho ra máu, đờm lẫn máu, lao phổi, phong thấp, vàng da, ung độc.
- Lá dùng chữa: Các vết thương phần mềm.
- Gỗ cây cũng được dùng để trị sốt mãn tính.
Ứng dụng tại Thái Lan: Dùng trị tiêu chảy, làm thuốc bổ và chữa sốt mãn tính.
Hiện nay: Cây mỏ quạ được sử dụng trong điều trị: Động kinh, lao phổi, các vết thương mô mềm, phong thấp, và mất kinh nguyệt (bế kinh).
Lưu ý: Theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ có thai không nên sử dụng cây mỏ quạ.
* Cách dùng – Liều lượng:
Dùng ngoài: Giã đắp, không quy định liều lượng.
Dùng trong: Dạng sắc, nấu rượu hoặc chế thành cao lỏng.
Liều dùng: 12 – 40g/ngày, tùy thuộc vào dạng bào chế và mục đích sử dụng.
Chia sẻ với sinh viên Cao đẳng Y Dược TPHCM gồm:
Nguyên liệu: Rễ mỏ quạ 40g, hoàng liên ô rô 20g, rung rúc 30g, bách bộ 20g.
Cách làm: Sắc với 700ml nước còn 350ml, chia 3 lần uống/ngày. Dùng 15 ngày/lộ trình.
Nguyên liệu: Rễ mỏ quạ 30g.
Cách làm: Sắc với 500ml nước còn 200ml, uống 100ml/lần, 2 lần/ngày. Dùng 10 ngày trước kỳ kinh.
Nguyên liệu: Mỏ quạ 40g, thiên niên kiện, quế nhục, cành dâu mỗi vị 20g.
Cách làm: Sắc với 550ml nước còn 250ml, uống 125ml/lần, 2 lần/ngày. Dùng 10 ngày/lộ trình, lặp lại 3 – 5 lộ trình.
Nguyên liệu: Mỏ quạ, thảo quả, binh lang mỗi vị 20g.
Cách làm: Sắc uống mỗi ngày 1 thang, dùng đến khi triệu chứng thuyên giảm.
Bài thuốc 1:
Nguyên liệu: Lá mỏ quạ (giã nhỏ), nước lá trầu không + 8g phèn chua.
Cách làm: Đắp lá mỏ quạ lên vết thương, dùng nước trầu không rửa. Áp dụng 3 – 5 ngày là khỏi.
Bài thuốc 2:
Nguyên liệu: Lá bòng bong và mỏ quạ tươi (bằng lượng nhau).
Cách làm: Giã nát đắp lên vết thương, kết hợp với thuốc rửa trên. Sau 3 – 4 ngày, thay thuốc bằng lá hèn the, mỏ quạ và bòng bong.
Lưu ý: Vết thương xuyên thủng cần đắp thuốc cả hai bên và thay băng mỗi ngày.
Nguyên liệu: Bách bộ 12g, rễ mỏ quạ 63g.
Cách làm: Sắc lấy nước, chia 2 lần uống/ngày.
Nguyên liệu: Rễ mỏ quạ 250g.
Cách làm: Tẩm rượu, sao vàng rồi sắc uống.
Cách làm: Giã nát, đắp lên chỗ đau.
Nguyên liệu: Rễ mỏ quạ 63g.
Cách làm: Sắc, thêm đường, uống 3 lần/ngày.
Nguyên liệu: Mã tiên thảo, tam lăng, rễ mỏ quạ.
Cách làm: Sắc uống hằng ngày.
5.11. Chữa trị sạn đường mật
Nguyên liệu: Uất kim 12g, kim tiền thảo 30g, mỏ quạ 15g, trần bì 30g.
Cách làm: Sắc uống.
Nguyên liệu: Xuyên phá thạch 15g, kim tiền thảo 30g, hoài ngưu tất 12g, hải kim sa 15g.
Cách làm: Sắc uống 1 thang/ngày.
Nguyên liệu: Vương bất lưu hành 15g, xuyên phá thạch 15g, hoàng kỳ 30g, kim tiền thảo 20g.
Cách làm: Sắc uống hằng ngày.
Nguyên liệu: Cam thảo 9g, rung rúc 30g, xuyên phá thạch 10g.
Cách làm: Sắc 700ml nước còn 300ml, uống 3 lần/ngày.
Nguyên liệu: Đậu vẩy rồng 25g, xuyên phá thạch 15g, râu mèo 15g.
Cách làm: Sắc uống.
- Không dùng cho phụ nữ mang thai.
- Trước khi sử dụng, đặc biệt với người có bệnh lý nền hoặc đang dùng thuốc, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh tương tác thuốc.
- Sử dụng đúng liều lượng, tránh dùng quá liều để không gây tác dụng phụ.
- Không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi, trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ.
- Sử dụng cây mỏ quạ đúng cách, có thể sắc, nấu rượu hoặc chế thành cao.
- Mua dược liệu từ nguồn uy tín, đảm bảo không có tạp chất hoặc hóa chất độc hại.
Tóm lại, cây Mỏ quạ là một thảo dược quý, với nhiều công dụng hữu ích trong điều trị các bệnh lý như chữa lành vết thương phần mềm, ung độc, co giật, bế kinh, ho ra đờm máu và lao phổi. Tuy nhiên, việc sử dụng cây mỏ quạ cần được tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị.
Với những nghiên cứu hiện tại, cây mỏ quạ cho thấy tiềm năng lớn trong y học, đặc biệt là trong việc hỗ trợ điều trị viêm và bệnh gút, cũng như có tác dụng ức chế virus Herpes Simplex. Trong tương lai, cây mỏ quạ có thể trở thành một nguồn dược liệu quan trọng trong việc phát triển các phương pháp điều trị tự nhiên và bổ sung cho y học hiện đại./.
DsCKI.Nguyễn Quốc Trung
Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur