Prizil 500 là thuốc kháng sinh Cephalosporin thường được sử dụng điều trị các nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm xoang cấp, viêm phế quản cấp, viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa, nhiễm trùng da và nhiễm trùng đường tiết niệu.
Prizil 500 là thuốc kháng sinh Cephalosporin thường được sử dụng điều trị các nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm xoang cấp, viêm phế quản cấp, viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa, nhiễm trùng da và nhiễm trùng đường tiết niệu.
DsCKI, giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM - trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ Kháng sinh prizil 500 những lưu ý khi sử dụng:
Prizil 500 là thuốc chứa thành phần Cefprozil, là kháng sinh nhóm Cephalosporin bán tổng hợp, được sử dụng điều trị nhiều loại bệnh nhiễm vi khuẩn như viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan, viêm xoang, viêm mũi, nhiễm trùng da, nhiễm trùng tai và các bệnh nhiễm khuẩn khác.
Cefprozil có tác dụng diệt vi khuẩn bằng cách ức chế quá trình tổng hợp thành tế bào vi khuẩn trên nhiều loại vi khuẩn khác nhau bao gồm:
Vi khuẩn Gram dương hiếu khí: Tụ cầu Staphylococcus aureus (bao gồm cả chủng tiết beta-lactamase), Streptococcus pneumoniae, Streptococcus pyogenes. Cefprozil không cho tác dụng trên vi khuẩn Staphylococci kháng methicillin.
Vi khuẩn Gram âm hiếu khí: Moraxella catarrhalis (bao gồm cả chủng tiết beta-lactamase), Haemophilus influenzae (bao gồm cả chủng tiết beta-lactamase).
Vi khuẩn kỵ khí: Prevotella (Becteroides) melaninogenicus, Clostridium perfringén, Fusobacterium spp., Peptostreptococcus spp., Propionibacterium acnes, Clostridium difficile.
Đề kháng kháng sinh: Các chủng vi khuẩn sau đề kháng với cefprozil bao gồm Staphylococci kháng methicillin, Enterococcus faecium, các chủng Acinetobacter, Enterobacter, Morganella morganii, Proteus vulgaris, Providencia, Pseudomonas, và Serratia, các chủng Bacteroides fragilis.
Prizil 500 là thuốc điều trị nhiễm vi khuẩn
Dang thuốc: Viên nén bao phim
Hàm lượng: Cefprozil là 500 mg
+ Viêm xoang cấp do Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenza, Moraxella, catarrhalis.
+ amidan hoặc viêm họng do nhiễm vi khuẩn Streptococcus pyogenes.
+ Viêm tai giữa do nhiễm các vi khuẩn tiết beta-lactamase.
+ Viêm phổi, viêm phế quản mạn với đợt nhiễm khuẩn cấp tính gây ra bởi Streptococcus pneumoniae, Moraxella catarrhalis, Haemophilus influenzae.
Chia sẻ thêm với sinh Cao đẳng Y Dược TPHCM tại trường dược sĩ cho biết:
Cách dùng: Thuốc được dùng đường uống trước hoặc sau bữa ăn.
Liều dùng:
Người lớn: Uống 500mg/lần x 2 lần/ngày. Liệu trình điều trị là 10 ngày.
Tóm lại, thuốc Prizil 500 dùng cho người lớn và tuỳ theo tình trạng của bệnh, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ điều trị về liều dùng, cách dùng và thời gian dùng để đảm bảo đạt hiệu quả tối ưu.
Nếu người bệnh quên một liều thuốc, hãy uống ngay khi nhớ ra. Nếu gần đến thời điểm của liều dùng tiếp theo nên uống đúng vào thời điểm như trong kế hoạch điều trị. Không uống gấp đôi liều đã quy định.
Nếu người bệnh dùng quá liều Cefprozil xuất hiện các triệu chứng lâm sàng như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau vùng thượng vị, co giật.
Xử lý quá liều. Nếu người bệnh có bất kỳ biểu hiện triệu chứng nào do dùng thuốc quá liều, nên ngừng thuốc ngay, đưa đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị triệu chứng. Cho uống than hoạt, rửa dạ dày để loại thuốc ra khỏi đường tiêu hoá, có thể sử dụng biện pháp lọc máu để loại cefprozil ra khỏi cơ thể.
Người bệnh có tiền sử dị ứng với cefprozil hoặc các kháng sinh khác thuộc nhóm cephalosporin hoặc nhóm penicillin hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Lưu ý khi sử dụng thuốc Prizil 500 với người bệnh suy thận, người bệnh đường tiêu hóa.
Lưu ý trước khi sử dụng thuốc Prizil 500, cần xác nhận người bệnh không có tiền sử dị ứng với cephalosporin, penicilin khác. Vì có thể xảy ra dị ứng chéo giữa các kháng sinh beta-lactam.
Lưu ý thận trọng ở bệnh nhân có tiền sử bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là viêm đại tràng. Khi dung kéo dài cefprozil có thể dẫn đến sự phát triển quá mức của vi khuẩn Clostridium difficile gây tiêu chảy liên quan kháng sinh và viêm đại tràng giả mạc, có thể gây tử vong.
Lưu ý chỉ sử dụng điều trị hoặc phòng ngừa nhiễm trùng đã được chứng minh gây ra bởi các chủng vi khuẩn nhạy cảm với thuốc.
Lưu ý sử dụng thuốc đầy đủ và theo đúng khoảng thời gian quy định, ngay cả khi các triệu chứng nhanh chóng cải thiện tốt hơn sau vài ngày. Việc bỏ qua liều hoặc không hoàn thành toàn bộ liệu trình có thể làm giảm hiệu quả và tăng khả năng vi khuẩn phát triển kháng thuốc dẫn đến việc sẽ không thể điều trị được bằng cefprozil hoặc các kháng sinh khác cùng nhóm trong tương lai.
Lưu ý với phụ nữ có thai, chưa đủ bằng chứng chứng minh thuốc an toàn cho phụ nữ mang thai. Do đó, chỉ nên sử dụng khi xét thấy hiệu quả điều trị lớn hơn nguy cơ gây ra.
Lưu ý với phụ nữ cho con bú, thuốc qua được sữa mẹ. Do đó, cần thận trọng khi dùng ở phụ nữ cho con bú, vì chưa rõ ảnh hưởng của cefprozil trên trẻ bú mẹ.
Lưu ý thận trọng với người đang lái xe và vận hành máy móc, vì thuốc Prizil 500 có thể gây chóng mặt, đau đầu, hiếu động, lo lắng, mất ngủ, lẫn lộn, buồn ngủ, do đó cần lưu ý khi lái xe hay vận hành máy móc.
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng Prizil 500
Thường gặp
Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, ngứa bộ phận sinh dục, viêm âm đạo, tăng AST (SGOT), ALT (SGPT).
Ít gặp
Ban đỏ, mày đay, mất ngủ, lẫn lộn, buồn ngủ, chóng mặt, đau đầu, hiếu động, lo lắng, tăng phosphatase kiềm, tăng giá trị bilirubin.
Hiếm gặp
Creatinin huyết thanh, tăng BUN, tăng bạch cầu ái toan.
Tóm lại, trong thời gian sử dụng thuốc Prizil 500, người bệnh có bất kỳ biểu hiện bất thường do thuốc gây ra, cần ngừng thuốc ngay, xin ý kiến hướng dẫn của bác sĩ điều trị để xử trí kịp thời.
Aminoglycosid: Dùng đồng thời với Cefprozil, gây độc tính trên thận.
Probenecid: Sử dụng đồng thời với Cefprozil, làm tăng nồng độ của Cefprozil trong huyết tương.
Xét nghiệm ferricyanide: Cefprozil có thể gây phản ứng âm tính giả với xét nghiệm ferricyanide để kiểm tra lượng đường trong máu.
Tóm lại, tương tác thuốc xảy ra có thể làm thay đổi tác dụng điều trị của thuốc hoặc làm tác dụng phụ nghiêm trọng hơn. Người bệnh phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của thuốc trước khi dùng hoặc thông báo cho bác sĩ biết các loại thuốc đang dùng, giúp kê đơn thuốc một cách hợp lý và đạt hiệu quả tốt nhất.
DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM
Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur