Rau má là một loại rau dân dã và quen thuộc trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Loại rau này không chỉ được dùng như một vị thuốc chữa bệnh mà còn được dùng để chăm sóc sắc đẹp.
Rau má là một loại rau dân dã và quen thuộc trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Loại rau này không chỉ được dùng như một vị thuốc chữa bệnh mà còn được dùng để chăm sóc sắc đẹp.
Rau má (Centella asiatica) còn có tên gọi khác là tích tuyết thảo hay liên tiền thảo thường mọc ở những nơi ẩm ướt, râm mát, thung lũng, bờ mương, đất mùn tơi xốp tại các vùng nhiệt đới. Loại cây thường được sử dụng làm thực phẩm cũng như làm thuốc bởi chúng là một nguồn thực phẩm tuyệt vời của vitamin và khoáng chất thiết yếu cần thiết để duy trì sức khỏe tối ưu.
Theo một đánh giá trên Tạp chí Nghiên cứu Thực phẩm Quốc tế (International Food Research Journal), 100 gram rau má tươi có thành phần dinh dưỡng như sau:
- Canxi: 171 miligam (17% Lượng dinh dưỡng cơ thể yêu cầu hàng ngày - RDI)
- Sắt: 5,6 miligam (31% RDI)
- Kali: 391 miligam (11% RDI)
- Vitamin A: 442 microgam (49% RDI)
- Vitamin C: 48,5 miligam (81% RDI)
- Vitamin B2: 0,19 miligam (9% RDI)
“Rau má cũng là một nguồn chất xơ tốt, cung cấp 8% RDI cho phụ nữ và 5% RDI cho nam giới”, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết.
Trong Y Học Cổ Truyền, rau má là một loại thảo dược có nhiều tác dụng hữu ích, thường được sử dụng làm thuốc để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng như:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)
- Bệnh zona
- Bệnh phong, tả, lỵ
- Bệnh giang mai
- Bệnh cảm thông thường, cúm, H1N1 (cúm lợn)
- Lao và bệnh sán máng.
Trong dân gian còn sử dụng loài cây này để trị say nắng, viêm amidan, viêm màng phổi, viêm gan, vàng da, lupus đỏ hệ thống, đau dạ dày, tiêu chảy, khó tiêu, viêm loét dạ dày, động kinh, hen suyễn, tiểu đường.
Trong y học Ấn Độ, rau má được coi là một loại thuốc bổ, tăng dinh dưỡng và làm thuốc lợi tiểu.
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy loài cây này có tác dụng chữa loét đường tiêu hóa, làm liền sẹo bên trong và bên ngoài. Rau má đôi khi được thoa lên da để làm lành da và giảm sẹo, bao gồm cả vết rạn da do mang thai.
Ngoài ra rau má giúp điều trị tình trạng mệt mỏi, lo lắng, trầm cảm, rối loạn tâm thần, bệnh Alzheimer, cải thiện trí nhớ. Rau má còn được dùng để chữa lành vùng da bị thương, chấn thương và các vấn đề lưu thông máu bao gồm cục máu đông ở chân và giãn tĩnh mạch.
Rau má chứa hàm lượng lớn saponin với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và chữa lành da. Nhờ đó rau má thường được sử dụng giúp hỗ trợ tái tạo vùng da tổn thương do mụn, tránh tạo sẹo từ giai đoạn kết da non.
Hơn thế nữa, nhờ sự kết hợp của các axit amin, beta carotene, axit béo và chất phytochemical, rau má trở thành một trong những thành phần dưỡng da phổ biến giúp da săn chắc, chống lại các dấu hiệu lão hóa và bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường.
Nhờ đó mà có những cách vô cùng đơn giản để sử dụng rau má nhưng lại mang lại hiệu qủa bất ngờ trong làm đẹp. Những cách sau đây sẽ mang lại hiệu qủa bất ngờ:
- Uống nước ép rau má: Uống nước ép rau má giúp thanh lọc cơ thể, giải độc, mát gan, các dưỡng chất cũng được dễ dàng hấp thu. Uống hàng ngày có thể cải thiện tình trạng mụn và làm sáng da.
- Đắp mặt nạ rau má: Ngoại trừ uống thì đắp mặt nạ rau má cũng có thể mang lại công dụng làm mịn da và sáng da hơn. Có thể kết hợp dùng thêm vitamin C để làm mờ thâm mụn.
- Rửa mặt bằng nước rau má: Rau má có các thành phần kháng khuẩn, chống viêm. Dùng nước rau má để rửa mặt mỗi buổi sáng sẽ giúp làm sạch sâu, tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa mụn.
Theo giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, trong chăm sóc sức khỏe rau má cũng là một thực phẩm chức năng, thực phẩm thuốc, nên khi sử dụng cần có định mức, liều lượng.
Rau má có tính hàn, rất dễ gây lạnh bụng, nên uống quá nhiều có thể gây tiêu chảy. Ngoài ra, sử dụng nước rau má tươi sống có thể gặp nguy cơ rối loạn tiêu hóa, ngộ độc vì vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm như nhiễm khuẩn, nhiễm thuốc bảo vệ thực vật…
Ngoài ra trong chăm sóc sắc đẹp cũng cần lưu ý:
- Các cách làm đẹp từ nguyên liệu tự nhiên đòi hỏi sự kiên trì theo thời gian. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên duy trì thói quen sử dụng rau má ít nhất 1 – 2 tháng.
- Luôn thoa kem chống nắng để bảo vệ da trước các tác nhân gây thâm nám da, mụn như tia UV, khói bụi ô nhiễm.
- Thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh cũng góp phần ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tổng thể và làn da. Do đó, nên có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để làn da căng tràn sức sống.
Có thể thấy rau má là loại rau dại “sau hè nhà”. Nhưng nếu hiểu, biết cách sử dụng, thì rau má lại rất đa năng: chế biến ra nhiều món ăn ngon, thức uống bổ dưỡng và khá là nhiều thuốc chữa nhiều bệnh, từ tiêu nhiệt, giải cảm hay những bệnh ngoài da, cho đến những bệnh thần kinh, tim mạch…Vì vậy, nhờ vào công dụng hữu ích của loại rau này, chúng ta có thể làm đẹp cho bản thân và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn mỗi ngày.
Hạ Vi