Sâm Ô Linh:  Ví như “Vàng Đen” của sức khỏe

Thứ sáu, 14/06/2024 | 16:04

Sâm Ô Linh, mặc dù được gọi là sâm, không thuộc cùng họ với các loại sâm khác. Đây là một loại thảo dược đặc trưng, hình dáng như hạch nấm đặc biệt được hình thành từ các sợi nấm dưới lòng đất. Nhiều lợi ích dinh dưỡng quý giá cho sức khỏe con người.

sâm ô linh

Hình ảnh củ Sâm ô Linh

Hãy cùng DsCKI. Nguyễn Quốc Trung giảng viên Cao đẳng dược tphcm tìm hiểu và khám phá về loại thảo dược quý giá này!

1. Tổng quan về Sâm Ô Linh

Tên gọi khác:  Nấm ô linh

Tên khoa học: Xylaria nigripes - thuộc chi Xylarianiaceae

1.1. Mô tả thực vật

Mặc dù được gọi là sâm, Sâm Ô Linh không cùng họ với các loài sâm khác. Chúng được hình thành từ các sợi nấm bên trong lòng đất, là hạch nấm đặc biệt. Loại nấm này thường được tìm thấy trong các tổ mối bị bỏ hoang, nằm sâu từ 0,5 đến 2 mét dưới mặt đất.

Sâm Ô Linh có lớp vỏ ngoài đen và thịt trắng bên trong. Đường kính củ trung bình từ 2-4cm, có củ đạt tới 7cm, có những quả lớn bằng bàn tay. Hình dạng của Sâm Ô Linh giống củ khoai thâm đen nhưng tròn hơn, bề mặt cứng vừa, phía cuối có rễ dài như đuôi chuột

1.2 Phân bố, chế biến, thu hái

Sâm Ô Linh thường được tìm thấy trong tổ mối hoặc tổ kiến trắng bị bỏ hoang, nằm sâu từ 1 đến 2 mét dưới lòng đất, chủ yếu ở vùng đất đồi ấm áp hoặc sườn bờ sông.

Ở Việt Nam, loài này đã được phát hiện tại một số tỉnh khu vực Tây Nguyên: Đắk Lắk, Gia Lai- Kon Tum, Lâm Đồng, nhưng số lượng rất ít và hiếm. Ngoài ra, nó còn có ở Trung Quốc và Hàn Quốc. Ở Trung Quốc, đây là thảo dược cực kỳ quý hiếm, bán với giá tới 20.000 Nhân dân tệ/kg (khoảng 70 triệu VND) cho củ loại 1.

Sau khi thu hái, Sâm Ô Linh được rửa sạch, loại bỏ tạp chất, phơi khô và bảo quản nguyên củ.

Khi sử dụng, có thể ngâm rượu, sắc nước uống hàng ngày.

Gần đây, quá trình khai thác mối chúa tại Tây Nguyên đã phát hiện thêm loại dược liệu này.

Hiện nay, Sâm Ô Linh chủ yếu được khai thác tự nhiên, chưa có kỹ thuật trồng.

sâm ô linh 1

Hình ảnh sâm ô linh được phát hiện trong tổ mối

2. Bộ phận sử dụng

- Thân nấm: Xơ cứng và chắc chắn, thân nấm được dùng làm dược liệu quý trong y học và sức khỏe, thường được thu hái và chế biến cho các sản phẩm điều trị và bảo vệ sức khỏe.

- Quả nấm: Với đường kính từ 1cm đến 7cm, quả nấm được dùng làm nguyên liệu trong nấu ăn và chế biến thực phẩm, tạo ra các món ăn ngon và bổ dưỡng.

- Chiết xuất và tinh chất: Nấm Ô Linh có thể được chế biến thành chiết xuất và tinh chất, tách các thành phần hữu ích để sử dụng trong sản xuất thuốc, mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe.

sâm ô linh

3. Thành phần hóa học

Nấm Ô Linh là một thảo dược bổ dưỡng và quý hiếm, Thành phần hóa học chính của Sâm Ô Linh gồm:

- Saponin triterpenoid tetracyclic: Chủ yếu là nhóm dammaran (ginsenosid), với hơn 30 loại ginsenosid đã được phân lập và xác định.

- Polysacarit, Protein

- Ngoài ra nó còn chứa các nguyên tố vi lượng như polysacarit, protein, sắt, mangan và selenium.

sâm ô linh 3

4. Tác dụng - Công dụng của Sâm Ô Linh

Theo Đông y:  Sâm Ô Linh có Vị ngọt nhẹ, có mùi thơm, tính bình. Quy vào 3 kinh: tâm, can và thận.

Công dụng: Có nhiều lợi ích hữu hiệu cho gan, dạ dày, giúp an thần, trị mất ngủ, giảm huyết áp cao, cầm máu và trị bệnh tiêu chảy.

Tác dụng dược lý

- Hỗ trợ điều trị đau dạ dày: Sâm Ô Linh có thể giảm đau do loét và viêm dạ dày, cũng như hỗ trợ điều trị các triệu chứng viêm dạ dày mãn tính. Sâm cũng chứa nhiều protein và axit amin thiết yếu, có lợi cho lá lách, dạ dày và thận.

- Ngăn ngừa và chống ung thư: Nấm Ô Linh chứa các nguyên tố vi lượng trong đó hoạt chất selenium có tác dụng ức chế tế bào ung thư và chống ung thư

- Hạ và kiểm soát đường huyết: Polysacarit trong Sâm Ô Linh giúp hạ đường huyết, giảm mỡ máu, chống đông máu và chống nôn.

- Chữa các bệnh lý liên quan đến thần kinh:

Sâm ô linh có thể cải thiện suy giảm trí nhớ và mất ngủ, làm dịu căng thẳng, giảm lo lắng và nâng cao tinh thần. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ giảm triệu chứng mất ngủ, kém ăn và giúp phụ nữ bị ít hoặc mất sữa.

5. Cách dùng Sâm Ô Linh

Các cách dùng phổ biến dưới đây của Sâm ô linh là:

Ngâm rượu: Sâm ô linh được ngâm trong rượu trắng 40-42 độ trong 1 tháng,

Dùng uống 15-20ml/ngày sau khi ăn., dùng 2 lần/ngày,

Hãm trà: Hãm sâm ô linh để tạo nước trà uống hàng ngày.

Ngâm mật ong: Đặt sâm ô linh và mật ong trong hủ thủy tinh để hấp thụ các thành phần và sử dụng khi cần thiết.

Nấu cháo và canh bổ dưỡng: Sâm ô linh được sử dụng để nấu cháo và canh, cung cấp dinh dưỡng và bồi bổ sức khỏe.

Lưu ý: Chỉ nên sử dụng tối đa 3g sâm ô linh mỗi ngày. Để đảm bảo chất lượng và hiệu quả, nên sử dụng các sản phẩm từ các nguồn tin cậy.

sâm ô linh 4

Rượu Sâm Ô Linh

6. Lưu ý khi sử dụng Sâm Ô Linh

- Nước sâm hãm nên dùng hết trong ngày, cần bảo quản kỹ trong ngăn mát tủ lạnh phần sâm chưa dùng để tránh sâm bị hỏng, tránh để thuốc qua đêm vì có thể khiến nước sâm bị thiu và không tốt cho sức khỏe.

- Không nên dùng cho phụ nữ đang mang thai, người đau bụng, đầy bụng, vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Đặc biệt, không nên sử dụng vào buổi tối vì có thể gây mất ngủ.

Tóm lại: Sâm ô linh, hay còn gọi là nấm ô linh (Xylaria nigripes), thường mọc trong các tổ mối bị bỏ hoang sâu dưới lòng đất từ 0,5 đến 2 mét, chủ yếu ở vùng đất đồi ấm áp hoặc sườn bờ sông. Sâm Ô Linh với lớp vỏ đen và thịt trắng, quả lớn chỉ to cở bằng bàn tay. Mặc dù không thu hút về

hình thức, nhưng nó là một loại dược liệu rất quý hiếm, được ví như "vàng đen" chỉ được

tìm thấy ở các tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam và Chiết Giang của Trung Quốc. Gần đây tại Việt Nam,

trong quá trình khai thác mối chúa, đã phát hiện loại dược liệu này tại các tỉnh ở Tây Nguyên.

Hiện nay, Sâm Ô Linh chủ yếu được khai thác tự nhiên, chưa có kỹ thuật trồng.

Sâm ô linh thu hút nhiều người quan tâm, bới nó là có giá trị bổ dưỡng được sử dụng để hỗ trợ sức khỏe nhờ vào các hoạt chất như polysacarit, protein, sắt, mangan và selenium.

ức chế tế bào ung thư và giúp phòng ngừa bệnh ung thư nhờ có Hoạt chất Selenium. Đặc biệt, sâm ô linh cũng có tác dụng đặc biệt tốt cho gan, dạ dày, giúp an thần, điều trị mất ngủ, cầm máu, giảm huyết áp cao và trị bỏng. Tuy nhiên, trước khi dùng, người sử dụng cần tham vấn ý kiến từ thầy thuốc chuyên môn để đảm bảo hiệu quả và hạn chế các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra./.

DsCKI.Nguyễn Quốc Trung

Nguồn: Tin tức Y Dược - trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: Sâm Ô Linh
Khám phá cây Mỏ Quạ: Vị thuốc quý trong Y Học Cổ Truyền

Khám phá cây Mỏ Quạ: Vị thuốc quý trong Y Học Cổ Truyền

Cây Mỏ quạ, còn gọi Xuyên phá thạch, là dược liệu quý trong y học cổ truyền, có vị đắng, tính mát. Cây này giúp phá ứ, khứ phong, giảm đau xương khớp, thanh nhiệt phế, được sử dụng lâu đời trong các bài thuốc dân gian Việt Nam.
Cây Bầu đất – Vị rau dân dã, hỗ trợ chữa bệnh

Cây Bầu đất – Vị rau dân dã, hỗ trợ chữa bệnh

Bầu đất, hay cây Kim thất, là rau quen thuộc trong ẩm thực Việt. Ngoài làm món ăn, nó còn được dùng trong y học cổ truyền công dụng của Cây Bầu đất để hỗ trợ điều trị táo bón, kiết lỵ, ho khan, tiểu đường và cải thiện giấc ngủ.
HIỆU QUẢ CỦA COLLAGEN VỚI DA

HIỆU QUẢ CỦA COLLAGEN VỚI DA

Collagen là một loại protein cấu trúc quan trọng tạo nên phần lớn mô liên kết trong cơ thể, bao gồm cả da. Nó đóng vai trò then chốt trong việc duy trì độ săn chắc, đàn hồi và vẻ tươi trẻ của làn da.
Bí quyết từ sâm cau: Hỗ trợ sức khỏe xương khớp hiệu quả

Bí quyết từ sâm cau: Hỗ trợ sức khỏe xương khớp hiệu quả

Sâm cau, dược liệu quý trong y học cổ truyền, nổi bật với tác dụng bồi bổ cơ thể và hỗ trợ xương khớp. Nhờ chứa nhiều hoạt chất có lợi, sâm cau giúp giảm đau nhức, đồng thời tăng độ dẻo dai và chắc khỏe cho hệ xương khớp.
Đăng ký trực tuyến