Khi trẻ em bị nhiễm khuẩn bắt buộc phải sử dụng kháng sinh để điều trị và việc sử dụng nó phải tuân theo đúng nguyên tắc để giúp bệnh nhanh khỏi và tránh tình trạng kháng kháng sinh sau này.
Khi trẻ em bị nhiễm khuẩn bắt buộc phải sử dụng kháng sinh để điều trị và việc sử dụng nó phải tuân theo đúng nguyên tắc để giúp bệnh nhanh khỏi và tránh tình trạng kháng kháng sinh sau này.
Sử dụng kháng sinh an toàn cho trẻ em
Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Kháng sinh là một loại thuốc được sản xuất từ chất tổng hợp hoặc vi sinh vật, có khả năng đặc hiệu tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn mà không gây độc tính đáng kể cho cơ thể người. Có nhiều nhóm kháng sinh khác nhau với công dụng đặc trưng dành cho từng loại vi khuẩn. Hiện nay có 9 nhóm kháng sinh khác nhau đang được sử dụng.
Khi sử dụng kháng sinh cho trẻ em, cần phải nắm được các nguyên tác chung khi sử dụng gồm:
Theo tin tức y dược cho biết: Các loại kháng sinh hiện nay trên thị trường thường là phổ rộng, có khả năng điều trị nhiễm khuẩn ở nhiều vị trí khác nhau. Tuy nhiên, vẫn cần lựa chọn kháng sinh ưu tiên cho từng loại bệnh nhi khoa thường gặp, bao gồm:
Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: đối với vi khuẩn gram dương gây viêm đường hô hấp trên, cephalosporin thế hệ mới thường được lựa chọn đầu tiên. Tuy nhiên, amoxicillin và cephalosporin thế hệ 1, 2 vẫn có hiệu quả trong điều trị.
Nhiễm khuẩn hô hấp dưới: amoxicillin, amoxicillin-clavulanic, cefdinir, cefpodoxime có thể sử dụng. Cefixime không nên được khuyến nghị. Đối với trẻ trên 5 tuổi bị viêm phổi hoặc trẻ dưới 5 tuổi nhưng không đáp ứng tốt với thuốc trong vòng 2 ngày, có thể sử dụng thêm azithromycin.
Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa: chỉ định sử dụng kháng sinh khi trẻ bị đi cầu phân lỏng có máu hoặc tiêu chảy và nghi ngờ là bệnh tả. Các loại kháng sinh có thể sử dụng bao gồm: ciprofloxacin, trimethoprim, cefixime, azithromycin, metronidazole,...
Nhiễm khuẩn da mô mềm: tụ cầu vàng và liên cầu thường gây ra nhiễm khuẩn. Các loại kháng sinh lựa chọn bao gồm: amoxicillin-clavulanic, cefdinir, erythromycin. Tại chỗ có thể sử dụng fucidin.
Nhiễm khuẩn tiết niệu: biseptol, ciprofloxacin, amoxicillin-clavulanic, cefuroxime hoặc cefpodoxime, cefixim có thể được sử dụng.
Lưu ý một số nhóm kháng sinh có thể gây hại cho trẻ em
Nhóm aminoglycosid: có thể gây độc thận và độc thính, dẫn đến điếc ở trẻ sơ sinh.
Nhóm Phenicol: có thể ức chế tủy xương, viêm thần kinh thị giác và gây "Hội chứng xanh xám" ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Nhóm Lincosamid: có thể gây viêm đại tràng giả mạc ở trẻ em dưới 2 tuổi.
Nhóm Tetracycline: sử dụng cho trẻ dưới 8 tuổi có thể gây biến màu răng vĩnh viễn, loạn sản men răng và ức chế phát triển xương.
Nhóm Quinolon: sử dụng cho trẻ dưới 16 tuổi có thể ảnh hưởng đến sự phát triển sụn tiếp hợp dẫn đến lùn.
Nhóm Sulfamid: có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, rối loạn hệ thống tạo máu, dị ứng, nguy cơ gây sỏi và tiểu máu ở trẻ sơ sinh.
Tóm lại, theo giảng viên Cao đẳng Dược trong trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn bắt buộc sử dụng kháng sinh cha mẹ cần đọc kỹ thông tin về thuốc và tư vấn với các bác sĩ hoặc dược sĩ. Không nên tự ý sử dụng có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ.