Xạ can - Vị thuốc Y học cổ truyền nhiều công dụng

Thứ hai, 30/01/2023 | 09:28

Xạ can là một trong những vị thuốc y học cổ truyền được sử dụng khá phổ biến, có tác dụng điều trị nhiều chứng bệnh, nhưng sử dụng loại dược liệu này như thế nào cho đúng cách thì đa số người dùng vẫn còn chưa hiểu rõ

Vậy sử dụng xạ can như thế nào để đem lại hiệu quả tốt nhất, tránh được các tác dụng không mong muốn, hãy cung Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu qua bài viết sau đây.

01675046677.jpeg

Cây xạ can

  • Tên khác: Rẻ quạt, ô bồ, biển trúc, ô phiến, hoàng viễn, ô siếp, dạ can, ô xuy, phược dực, quỷ phiến, thảo khương, biển trúc căn, khai hầu tiễn, tử hoa ngưu, ô phiến căn, hoàng tri mẫu, tử hoa hương, dã huyên thảo, điểu bồ, ngọc yến, tử hồ điệp, tiên nhân chưởng,… 
  • Tên khoa học: Belamcanda chinensis Lem 
  • Họ: Lay Ơn (Iridaceae)

 Thành phần hóa học 

Glucozit iridin và glucozit belamcandin…

Mô tả

Đặc điểm của cây xạ can 

Thân cỏ, có phần rễ rất phát triển. Xạ can có phần lá mọc thẳng đứng, có thể cao tới 1 m, có hình mác dài khoảng 20-40 cm, rộng khoảng 15-20mm. Lá có hình phiến dài, phần gân lá song song, thông thường phần lá phía dưới úp lên phần gốc của lá phía trên. Hoa có cuốn, màu vàng cam. Quả có hình trứng, có 3 van và dài khoảng 23-25mm, phần hạt màu xanh đen và có hình cầu. 

Phân bố 

Có mặt ở hầu hết khắp mọi nơi. Tập trung nhiều ở khu vực các nước châu Á. Ở Việt Nam xạ can phân bố nhiều ở: Hà Nội, Huế, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Lào Cai, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ,...

Bộ phận dùng 

Thân và rễ

Thu hái, sơ chế 

Xạ can được thu hoạch vào mùa xuân hoặc mùa thu, sau đó được đem đi phơi, sấy khô, bảo quản để dùng dần. 

Bào chế thuốc 

  • Sau khi thu hái xạ can, ngâm mềm, thái nhỏ rồi phơi khô. Sau đó có thể mài thành bột và có thể dùng dần bằng cách pha với nước. 
  • Có thể dùng tươi bằng cách rửa sạch rồi giã nát cùng một chút muối

Bảo quản 

Bảo quản ở nơi khô thoáng, tránh nơi ẩm thấp và ánh nắng mặt trời.  

Theo y học cổ truyền

Tính vị, quy kinh

Vị đắng, tính hàn. Quy kinh can và phế

Tác dụng

  • Có khả năng chống các loại nấm, điều trị nhiều loại nấm da, virus 
  • Thanh nhiệt, giải độc, hạ sốt
  • Kháng viêm, hầu họng sưng đau
  • Khu đờm lợi yết

Cách dùng và liều lượng 

Có thể sắc từ 3-6g để uống mỗi ngày. Hoặc dùng 10-20g thân và rễ tươi giã với muối để ngậm và tận dụng phần bã còn lại dùng để đắp điều trị các bệnh ngoài da. 

Xạ can được kết hợp với nhiều dược liệu khác để chữa bệnh

Độc tính 

Xạ can là vị thuốc khá an toàn và ít độc tính

Một số bài thuốc sử dụng vị thuốc xạ can

Trị ho có khí nghịch lên, viêm phế quản, hen phế quản

  • Chuẩn bị: 13 củ xạ can, 120g ma hoàng, 90g khoản đông hoa, 90g tế tân, 120g sinh khương, 90g tuử uyển, 7 quả đại táo, nửa lít ngũ vị tử, bán hạ lượng vừa đủ. 
  • Cách làm: Cho ma hoàng vào sắc với 2 lít nước, vớt bọt, sau đó cho các vị thuốc còn lại vào tiếp tục tục sắc. Uống 2-3 lần mỗi ngày. 

Trị trướng bụng, thủy cổ 

Xạ can giã lấy nước lấy cốt, uống mỗi ngày khoảng 1 chén. 

Trị ghẻ lở 

  • Chuẩn bị: 80gr xạ can, 80gr thăng ma 
  • Cách làm: Sắc tất cả với 3 chén nước dùng dể uống, tận dụng phần bã để đắp lên vết thương ngoài da. 

Trị hầu họng sưng đau 

  • Chuẩn bị: Xạ ca, rượu
  • Cách làm: Dùng 20gr xạ can sắc với rượu khoảng 1 chén cho đến khi cạn còn 1 nửa. Chắt lấy phần nước, cho thêm mật ong vào để uống. 

Trị hầu họng sưng đau, ăn uống khó 

  • Chuẩn bị: 160gr xạ can tươi, 160g mỡ lớn 
  • Cách làm: Sắc các nguyên liệu trên cho đến khi keo hết nước rồi dùng để ngậm, sẽ giảm ngay cảm giác khó chịu ở cổ họng.

Trị quai bị

Rễ xạ can tươi dùng khoảng 15 gr sắc uống 2 lần mỗi ngày

11675046677.jpeg

Trị quai bị

Trị viêm khớp gối 

  • Chuẩn bị: Xạ can, rượu
  • Cách làm: Ngâm xạ can với khoảng 500ml rượu trong 1 tuần. Mỗi lần uống khoảng 20ml, ngày uống khoảng 2-3 lần . 

Còn có rất nhiều bài thuốc khác có sử dụng vị thuốc xạ can được lưu truyền trong dân gian có nhiều tác dụng khá tốt trong điều trị những chứng bệnh khác. 

Những điều cần lưu ý khi sử dụng xạ can 

Theo Giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Tuy có nhiều tác dụng tốt trong điều trị, nhưng bên cạnh đó xạ can cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ cần chú ý khi sử dụng như: 

  • Sử dụng trong thời gian dài dễ bị tiêu chảy, cơ thể mệt mỏi. 
  • Người có thể trạng suy yếu, tạng hàn, khí huyết hư suy thì không nên sử dụng. 
  • Không dùng cho phụ nữ có thai, người đang có vấn đề về tạng can, tỳ, đi tiêu phân lỏng… 

Cũng như nhiều loại dược liệu khác, xạ can có những công dụng tốt đối với sức khỏe nhưng cũng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn nếu sử dụng không đúng cách. Vì vậy chúng ta phải hết sức lưu ý, và tìm hiểu thật kĩ, tốt hơn hết là nên thông qua sự hướng dẫn của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

trước khi sử dụng.

Có thể sử dụng chườm đá để giảm đau đầu không?

Có thể sử dụng chườm đá để giảm đau đầu không?

Hội chứng đau đầu có nguyên nhân đa dạng và mỗi người thường có cách giảm đau riêng. Đau đầu kéo dài hoặc đau nửa đầu thường cần chú ý, và việc chườm đá có thể là một phương pháp giúp giảm đau trong một số trường hợp.
Có phải uống nhiều nước có lợi cho gan và thận không?

Có phải uống nhiều nước có lợi cho gan và thận không?

Mất nước và uống quá nhiều cũng đều gây hại. Thừa nước khi uống nhiều nước hơn mức cần có thể gây tác động tiêu cực, như làm loãng natri máu, gánh nặng cho thận, và rối loạn điện giải.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu : Nguyên nhân và triệu chứng

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu : Nguyên nhân và triệu chứng

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là một bệnh phổ biến, thường gặp ở phụ nữ, và có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Mặc dù có thể chữa khỏi, nhưng nguy cơ tái phát cao. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể lan rộng và gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Cách giảm bớt cơn đau từ hội chứng ống cổ tay

Cách giảm bớt cơn đau từ hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay phổ biến gây đau và tê bì ở một hoặc cả hai bàn tay. Bệnh xảy ra khi dây thần kinh bị nén tại ống cổ tay, có thể trở nên nghiêm trọng. Nhận biết và điều trị kịp thời giúp để giảm triệu chứng và phục hồi chức năng.
Đăng ký trực tuyến