Trong dân gian, đặc biệt là ở các vùng núi phía Bắc, đồng bào dân tộc thường sử dụng cây Mú từn để chữa đau nhức xương khớp và tăng cường sinh lý. Vậy thực sự cây thuốc này có công dụng gì, đã được nghiên cứu ra sao?
Trong dân gian, đặc biệt là ở các vùng núi phía Bắc, đồng bào dân tộc thường sử dụng cây Mú từn để chữa đau nhức xương khớp và tăng cường sinh lý. Vậy thực sự cây thuốc này có công dụng gì, đã được nghiên cứu ra sao?
Hãy cùng tìm hiểu thêm về thông tin đầy đủ và chính xác về loại dược liệu quý này sau đây.
Hình ảnh: Cây Mú từn
Tên gọi khác: cây cù boong nậu,
Tên khoa học: Rourea oligophlebia Merr, họ Dây khế – Cannabaceae.
Về Ý nghĩa của cái tên mú từn là Theo tiếng Thái, “mú” nghĩa là “lợn”, “từn” nghĩa là “điên”. Cái tên “lợn điên” bắt nguồn từ câu chuyện dân gian: lợn ăn phải cây này trở nên hưng phấn, phá chuồng đi tìm bạn tình. Từ đó, người Thái đã phát hiện và sử dụng cây để bào chế thuốc tăng cường sinh lý, giảm đau nhức xương khớp.
Hình thái: Dây leo thân gỗ, dài 5–15m, cây non có nhiều lông mềm, càng già càng trụi lông.
Lá: Mọc kép gần đối xứng, mặt dưới nhiều lông, dài 4–8cm.
Hoa: Mọc ở nách lá thành chùm 2–7cm, cánh hoa màu hồng phớt, dài khoảng 5mm, có 1 cặp nhị hoa trên mỗi cánh, đài hoa phủ nhiều lông.
Quả: Hình bầu dục, dài khoảng 2cm, khi chín chuyển từ xanh sang đỏ, bên trong chứa hạt được bao bởi lớp áo mỏng.
Cây mọc rải rác trong các khu rừng sâu, vùng núi đá cao như ở Lào Cai, Nghệ An… Việc thu hái tương đối khó khăn do điều kiện địa hình và sự khan hiếm của cây. Cây được thu hái quanh năm nhưng chỉ lấy một phần nhỏ để bảo tồn nguồn gen.
Sau khi thu hái, rễ và thân cây được rửa sạch, cắt lát, phơi khô rồi đem ngâm rượu hoặc sắc thuốc. Rễ cây có vỏ màu nâu đỏ, ruột màu vàng nhạt, chắc khỏe, ít mối mọt.
Chủ yếu sử dụng rễ và thân cây, rất giàu hoạt chất sinh học có lợi cho sức khỏe.
Lá cây ít được sử dụng trong y học cổ truyền.
Rễ có màu nâu đỏ ở phía ngoài và trong lõi màu vàng, vỏ ngoài sần sùi, kích thước không đồng đều và rất chắc khỏe. Rễ cây thường dùng dạng khô, ngâm rượu uống để sử dụng như bài thuốc chữa xương khớp và tăng cường sinh lý.
Dược liệu Mú Từn được phơi khô từ thân và rế
Nghiên cứu đã tìm thấy nhiều hoạt chất quý trong mú từn như:
Neral (22,7%): Kháng khuẩn mạnh, cầm máu
Nerolidol (32,1%): Ức chế tế bào ung thư
Spathoulenol (12,7%): Chống oxy hóa, hỗ trợ tuyến giáp
Rourea Minor: Giúp phóng thích insulin, hạ đường huyết
Các hợp chất khác: Friedelin, Friedelinol, coniferyl alcohol, scopoletin, 7α-hydroxy-3β-sitosterol, β-myrcen...
Thành phần hóa học có sự khác biệt giữa các bộ phận của cây.
Lá chứa hàm lượng nerolidol cao hơn rễ, trong khi rễ giàu neral hơn.
Ngoài ra, cả rễ và lá đều chứa spathoulenol ở mức tương đương.
Theo Dược sĩ CKI - Giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết:
Đây là tác dụng nổi bật nhất của mú từn. Cây giúp kích thích não bộ, tăng hưng phấn, cải thiện chức năng sinh dục, sinh tinh và cường dương hiệu quả ngay từ lần đầu sử dụng. Mú từn thường có mặt trong các bài thuốc trị yếu sinh lý, liệt dương, di tinh, mộng tinh, rối loạn cương dương.
Dùng rượu hoặc nước sắc mú từn giúp làm dịu cơn đau xương khớp, đặc biệt hiệu quả với người bị tê bì chân tay, đau mỏi gối, phong thấp, gai cột sống. Nghiên cứu năm 2000 tại Trung Quốc cho thấy bệnh nhân dùng nước sắc mú từn trong 7 ngày đã có cải thiện rõ rệt.
Mù tưn chữa đau nhức xương khớp, gai cột sống rất hiệu quả
Nhờ chứa hàm lượng cao Neral (22,7%), mú từn có thể giúp cầm máu nhanh, kháng khuẩn, làm lành vết thương, đặc biệt hữu ích khi bị tai nạn ngoài rừng. Ngoài ra, cây còn hỗ trợ tăng cường chức năng tim mạch.
Chiết xuất mú từn có tác dụng xoa dịu thần kinh, giảm căng thẳng, giúp ngủ sâu và tăng cường tư duy. Thí nghiệm năm 2003 cho thấy người dùng chiết xuất cây mú từn có mức độ căng thẳng giảm đáng kể.
Cây giúp bổ thận, sinh tinh, cải thiện sinh lực cho cả nam và nữ, từ đó hỗ trợ điều trị vô sinh hiếm muộn. Nhiều trường hợp vô sinh được dân gian ghi nhận đã cải thiện sau khi dùng mú từn.
Giảng viên chia sẻ thêm với sinh viên Cao đẳng Dược TPHCM cách dùng cụ thể gồm:
Nguyên liệu: 1kg rễ/thân mú từn khô, 5–7 lít rượu nếp 40 độ
Cách làm: Rửa sạch, chẻ nhỏ, ngâm trong bình kín khoảng 3–4 tháng
Liều dùng: 1–2 ly nhỏ/ngày, tốt nhất dùng trong bữa ăn. Có thể pha thêm mật ong để dễ uống hơn.
Nguyên liệu: 40g rễ mú từn khô, 2 lít nước
Cách dùng: Uống thay nước hàng ngày, có thể kết hợp với sâm cau, sâm đất
Thí nghiệm năm 2003 tại Thái Lan cho thấy chiết xuất mú từn kích thích mạnh hành vi giao phối ở chuột. Ngoài ra, rượu mú từn còn có các lợi ích:
Cầm máu, làm lành vết thương nhanh
Kích thích hưng phấn thần kinh, cải thiện sinh lý
Giảm căng thẳng, tăng cường tư duy
Giảm đường huyết nhanh chóng sau khi uống glucose
Không nên dùng cho phụ nữ đang có thai, cho con bú và người dưới 18 tuổi
Không dùng quá 5 ly rượu/ngày để tránh say hoặc phản ứng mạnh
Không thay thế thuốc tây đang dùng bằng dược liệu nếu chưa có hướng dẫn của bác sĩ
Người có tiền sử xuất huyết tiêu hóa, bệnh gan, dạ dày nên thận trọng
Không mua cây không rõ nguồn gốc, nên chọn nhà thuốc uy tín
Tóm lại: Mú từn là một trong những dược liệu quý của núi rừng Việt Nam, được dân gian sử dụng từ lâu trong các bài thuốc bổ thận, tăng cường sinh lực, điều trị xương khớp và cải thiện sinh sản. Tuy đã có một số nghiên cứu hóa học, nhưng vẫn cần thêm bằng chứng y học lâm sàng để khẳng định hiệu quả. Như mọi loại thảo dược, nếu sử dụng đúng cách, đúng liều, Mú từn sẽ phát huy được nhiều giá trị tích cực cho sức khỏe./.
DsCKI. Nguyễn Quốc Trung
Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur