Cholestyramine: Thuốc hạ cholesterol và những lưu ý khi sử dụng

Chủ nhật, 11/08/2024 | 16:51

Cholestyramine là thuốc được các chuyên gia y tế chỉ định điều trị các tình trạng rối loạn cholesterol máu, giúp phòng ngừa các bệnh lý tim mạch như đột quỵ, bệnh mạch vành ở người bị tăng cholesterol máu nhưng không đáp ứng với chế độ ăn kiêng.

Theo Dược sĩ CKI Nguyễn Hồng Diễm - Giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết:

1. Cholestyramine là thuốc gì?

Cholestyramine là là nhựa ức chế acid mật. Nó hoạt động bằng cách liên kết với axit mật trong lòng ruột, tạo thành một phức hợp và được loại bỏ khỏi cơ thể theo phân. Nồng độ acid mật giảm xuống dẫn đến tăng quá trình oxy hóa cholesterol thành acid mật, kết quả làm giảm nồng độ cholesterol trong máu và nồng độ lipoprotein tỷ trọng thấp trong huyết thanh.

Ở những người bệnh bị tắc mật một phần, việc giảm nồng độ acid mật trong máu, dẫn đến giảm lượng acid mật dư thừa lắng đọng trong các mô da, kết quả làm giảm ngứa.

01723370353.png

Cholestyramine là thuốc điều trị rối loạn cholesterol máu

2. Dạng thuốc và hàm lượng của Cholestyramine?

Cholestyramine được sản xuất trên thị trường dưới dạng thuốc và hàm lượng như

Dạng bột khô pha hỗn dịch uống chứa cholestyramine khan: Gói 4g

3. Thuốc Cholestyramine được dùng cho những trường hợp nào?

Cholestyramine được chỉ định cho các trường hợp sau:

Điều trị tăng cholesterol máu nguyên phát (tăng cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp LDL) bổ trợ cùng với chế độ ăn kiêng để giảm cholesterol huyết thanh khi không đáp ứng đầy đủ với chế độ ăn kiêng và các giải pháp khác.

Điều trị tăng lipid máu loại II theo Fredrickson (cholesterol huyết tương cao với triglycerid bình thường hoặc tăng nhẹ).

Điều trị ngứa do tắc nghẽn đường mật, do tích lũy acid mật trong cơ thể.

Dùng để làm giảm tiêu chảy liên quan đến cắt bỏ hồi tràng, bệnh Crohn, cắt bỏ phế vị và bệnh thần kinh phế vị do đái tháo đường.

4. Cách dùng - Liều lượng của Cholestyramine?

Cách dùng: Cholestyramine được dùng đường uống vào bữa ăn.

Liều dùng:  

Người lớn

  • Phòng ngừa nguyên phát bệnh tim mạch vành và giảm cholesterol:

+ Liều khỏi đầu là 4 g mỗi ngày, sau đó tăng 4 g mỗi tuần trong khoảng thời gian từ 3 đến 4 tuần, đạt đến liều 12 - 24 gam (3 - 6 gói) mỗi ngày, được sử dụng như một liều duy nhất hàng ngày hoặc chia làm 4 lần mỗi ngày, theo yêu cầu về liều lượng và khả năng đáp ứng của bệnh nhân.

+ Liều tối đa là 36 g (9 gói) mỗi ngày nếu cần thiết.

  • Để giảm ngứa: Liều 4 - 8 g (1 hoặc 2 gói)/lần/ngày
  • Trẻ em từ 10 đến 18 tuổi: Uống 2 g/ngày, chia thành các liều bằng nhau từ 2 đến 4 lần một ngày.
  • Trẻ em <10 tuổi: Uống 2 g/ngày, chia thành các liều bằng nhau dùng từ 2 đến 4 lần một ngày.

Tóm lại, tuỳ theo tuổi, tình trạng diễn tiến của bệnh, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về liều dùng và liệu trình sử dụng để đảm bảo đạt hiệu quả tối ưu.

5. Xử lý khi quên liều thuốc Cholestyramine?

Nếu người bệnh quên một liều Cholestyramine nên uống ngay khi nhớ ra trong ngày đó. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến thời điểm uống của liều thuốc tiếp theo, chỉ cần dùng liều thuốc tiếp theo vào đúng thời điểm theo trong kế hoạch điều trị.

6. Xử lý khi dùng quá liều thuốc Cholestyramine?

Sử dụng quá liều Cholestyramine có thể gây đau bụng dữ dội, táo bón.

Xử trí quá liều: Nếu người bệnh có bất kỳ triệu chứng bất thường nào do dùng quá liều, cần ngừng thuốc ngay và đưa đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị triệu chứng.

7. Những chống chỉ định, thận trọng khi sử dụng thuốc Cholestyramine?

Chia sẻ thêm với sinh viên Cao đẳng Dược tại trường cô Diễm cho biết: 

Cholestyramine không dùng cho những trường hợp sau:

Người có tiền sử dị ứng với Cholestyramine hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Người bị tắc mật hoàn toàn trong đó không có sản phẩm mật nào đến ruột.

Thận trọng khi dùng thuốc Cholestyramine cho những trường hợp sau:

Lưu ý xảy ra táo bón nhẹ sau khi dùng liều cao cholestyramine và ở người bệnh > 60 tuổi.

Lưu ý thận trọng khi sử dụng cholestyramine ở những người bệnh ó nồng độ triglycerid cơ bản 250 - 299 mg/dL; và ngưng khi nồng độ triglycerid < 400 mg/dL.

Lưu ý sử dụng Cholestyramine kéo dài có thể dẫn đến nhiễm toan tăng clo huyết. Nhiễm toan tăng clo huyết đã được báo cáo ở trẻ em. Vì cholestyramine là dạng clorua của nhựa trao đổi anion.

Lưu ý Cholestyramine có thể cản trở sự hấp thu các vitamin tan trong chất béo (như vitamin A, D, E, K). Xu hướng chảy máu do giảm prothrombin huyết thứ phát do thiếu vitamin K, quáng gà thứ phát do thiếu vitamin A và thiếu vitamin D.

Lưu ý thận trọng dùng cholestyramine khi điều trị lâu dài ở bệnh nhân suy thận hoặc suy giảm thể tích và ở người bệnh dùng đồng thời spironolactone.

Giảm nồng độ folate huyết thanh đã được báo cáo ở trẻ em bị tăng cholesterol máu gia đình. Bổ sung axit folic nên được xem xét trong những trường hợp này.

Lưu ý với phụ nữ có thai, Cholestyramine cản trở sự hấp thu các vitamin tan trong chất béo và việc bổ sung vitamin trước khi sinh có thể không đầy đủ.

Lưu ý với phụ nữ cho con bú, sử dụng Cholestyramine cẩn thận, có thể thiếu hấp thu vitamin, ảnh hưởng đến trẻ bú mẹ.

Lưu ý thận trọng với người đang lái tàu, lái xe hay người đang vận hành máy móc. Cholestyramine không gây ảnh hưởng và có thể dùng cho các đối tượng này.

11723370353.jpeg

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng Cholestyramine

8. Tác dụng phụ của thuốc Cholestyramine?

Thường gặp: Táo bón

Ít gặp: Đầy hơi, buồn nôn, nôn mửa, khó chịu ở bụng, tiêu chảy, ợ chua, khó tiêu, tăng tiết mỡ, thiếu vitamin A, thiếu vitamin D, giảm bạch cầu trong máu (thiếu vitamin K), biếng ăn, bệnh loãng xương, nhiễm toan tăng clo huyết ở trẻ em, phát ban, kích ứng da, lưỡi và vùng quanh hậu môn.

Tóm lại, trong quá trình sử dụng thuốc Cholestyramine, người bệnh có bất kỳ biểu hiện triệu chứng bất thường nào do sử dụng thuốc Cholestyramine phải ngừng thuốc ngay và tham khảo ý kiến hướng dẫn của bác sĩ để xử trí kịp thời.

9. Cholestyramine tương tác với các thuốc nào?

Fenofibrate: Dùng đồng thời với Cholestyramine, cản trở sự hấp thu của fenofibrate.

Maralixibat: Dùng đồng thời với Cholestyramine, Cholestyramine có thể liên kết với maralixibat trong ruột, làm giảm tác dụng điều trị của Cholestyramine.

Prednisolone: Dùng đồng thời với Cholestyramine, cản trở sự hấp thu của Prednisolone và làm giảm nồng độ của nó trong máu

Pravastatin: Dùng đồng thời với Cholestyramine, làm giảm tác dụng của pravastatin.

Teriflunomide: Cholestyramine làm giảm nồng độ teriflunomide trong huyết tương khi được dùng đồng thời.

Tóm lại, tương tác thuốc có thể làm thay đổi hiệu quả điều trị của thuốc hoặc làm tác dụng phụ tiến triển nặng hơn. Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng hoặc thông báo cho bác sĩ biết các loại thuốc đang dùng, giúp kê đơn sử dụng thuốc một cách hợp lý, an toàn và đạt hiệu quả.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Naratriptan: Thuốc trị chứng đau nữa đầu và những lưu ý khi sử dụng

Naratriptan: Thuốc trị chứng đau nữa đầu và những lưu ý khi sử dụng

Naratriptan là thuốc điều trị chứng đau nửa đầu, giúp giảm các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, nôn và nhạy cảm với âm thanh hoặc ánh sáng. Sử dụng thuốc kịp thời giúp giảm nhu cầu dùng thuốc giảm đau khác và giúp người bệnh sớm trở lại sinh hoạt bình thường.
OZEMPIC TƯƠNG LAI MỚI TRONG KIỂM SOÁT SINH SẢN

OZEMPIC TƯƠNG LAI MỚI TRONG KIỂM SOÁT SINH SẢN

Ozempic hứa hẹn sẽ mang đến một lựa chọn mới mẻ, an toàn và hiệu quả, mở ra cơ hội tiếp cận sức khỏe sinh sản tốt hơn cho phụ nữ. Cùng tìm hiểu những vấn đề xoay quanh Ozempic.
LỢI ÍCH CỦA SỮA CHUA ĐỐI VỚI HỆ THỐNG SỨC KHỎE

LỢI ÍCH CỦA SỮA CHUA ĐỐI VỚI HỆ THỐNG SỨC KHỎE

Không chỉ là một món ăn nhẹ hoặc thành phần bữa ăn ngon, lợi ích của sữa chua là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và hợp chất hoạt tính sinh học mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Viêm ống tai ở trẻ em: Triệu chứng và hướng điều trị

Viêm ống tai ở trẻ em: Triệu chứng và hướng điều trị

Viêm ống tai ở trẻ em phổ biến và nghiêm trọng, xảy ra khi ống tai bị nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm, hoặc tác động từ các yếu tố ngoại lai. Trẻ nhỏ, với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, dễ bị ảnh hưởng bởi những tác nhân này, dẫn đến viêm ống tai.
Đăng ký trực tuyến