Hải kim sa: Vị thuốc dân gian cải thiện bệnh lý tiết niệu

Thứ hai, 30/12/2024 | 07:59

Hải kim sa (cây bòng bong) là cây leo thân rễ bò, dùng cả cây hoặc bào tử làm thuốc. Với tính hàn, cây giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, trị sỏi thận, tiểu khó, tiểu buốt, tiểu máu, hỗ trợ thông tiểu tiện, giảm sạn thận và cải thiện chức năng bàng quang.

01735521909.png

Hãy cùng DSCKI, giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM - trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khám phá giá trị của vị thuốc dân gian này trong việc cải thiện bệnh lý tiết niệu nhé!

1. Đặc điểm chung dược liệu

Tên khác: Kim sa đằng, Bòng bong chẻ, Thạch vĩ đằng, Cút nây (theo người Tày)..

Tên khoa học: Lygodium japonicum (Thunb) - thuộc họ Lygodiaceae.

Tên "hải kim sa" trong Đông y xuất phát từ hình ảnh bào tử cây lấp lánh như cát vàng.

1.1. Mô tả thực vật

Cây thuộc dạng dương xỉ, thân leo dài đến 4m, rất đặc trưng và dễ nhận diện.

Hải kim sa là cây thường xanh, mọc leo, thân rễ bò khỏe, có màu đen hoặc nâu đỏ.

- Lá:

Phiến lá dài, xẻ 2-3 lần lông chim, các lá chét hình tam giác, mọc so le cách quãng.

Trục lá uốn ngoằn ngoèo, có lông; lá chét bậc hai sinh sản ngắn hơn lá bình thường.

Lá chét bậc hai hẹp, mang nhiều ổ túi bào tử dài 2-10mm.

- Bào tử:

Hình 4 mặt hoặc gần hình cầu, một mặt dẹt, màu vàng nhạt hoặc xám, vách dày và có những chấm tròn.

11735521909.jpeg

Hình ảnh các bào tử của cây Hải kim sa.

1.2. Phân bố, sinh trưởng

Cây Hải kim sa là cây leo quấn chằng chịt, thường mọc thành đám ở các khu vực từ đồng bằng, đồi đến vùng núi thấp (dưới 600m). Cây ưa sáng, thường xuất hiện ở các trảng cây bụi, thảm cỏ, ven rừng rậm thường xanh, nửa rụng lá, và cả ở đầm lầy ngập nước ngọt theo mùa.

Phân bố trong nước: Hải kim sa mọc tự nhiên khắp Việt Nam, từ Cao Bằng, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Gia Lai, Khánh Hòa đến Đồng Nai.

Phân bố quốc tế: Xuất hiện ở nhiều quốc gia như Ấn Độ, Sri Lanka, Nepal, Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Úc, và các khu vực nhiệt đới, cận nhiệt khác thuộc châu Á và châu Đại Dương.

2. Bộ phận dùng, Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây và bào tử.

Thu hái: Toàn cây được thu hái quanh năm, thường khi cây đã phát triển tốt để tận dụng bào tử làm thuốc.

Chế biến: Cây được rửa sạch, thái nhỏ, phơi hoặc sấy khô để dùng dần. Bào tử được thu riêng để sử dụng trong một số bài thuốc đặc hiệu.

3. Thành phần hóa học

Cây Hải kim sa chứa các hợp chất như driocrassol, D-p-coumaril ariocrassol, tectoquinon, kaempferol, và stigmasterol.

Một số nghiên cứu đã xác định:

- Hợp chất chính: Tilianin, kaempferol-7-O-alpha-L-rhamnopyranoside, kaempferol, axit p-coumaric, daucosterol, beta-sitosterol, và 1-hentriacontanol.

- Hợp chất từ rễ: Ecdysteroside với cấu trúc phức tạp.

Naphthoquinone: Gồm 6-hydroxy-2-isopropyl-7-methyl-1,4-naphthoquinone, apigenin 7-O-beta-D-glucopyranoside, và R-(-)-pantoyllactone.

- Chất điều hòa sinh trưởng: Gibberellin A9 methyl ester, gibberellin A73 methyl ester, và axit phenolic được tìm thấy trong bào tử.

Ngoài ra, các glycoside phenolic và hợp chất có tác dụng sinh học khác cũng được phân lập.

4. Tác dụng - Công dụng

*Theo y học cổ truyền

Dược liệu có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn. Quy vào kinh bàng quang và tiểu trường.

Tác dụng: Thanh nhiệt, lợi niệu, thư cân hoạt huyết, chỉ huyết tiêu thũng, tả thấp nhiệt, thông lâm, lợi thấp.

Chủ trị: Tiểu ra mủ, tiểu buốt, sỏi đường tiết niệu.

Ứng dụng trong Đông y: Hải kim sa thường được dùng để:

  • Điều trị bệnh đường tiết niệu và sỏi thận.
  • Hỗ trợ chữa viêm thận, sốt, và viêm não.
  • Điều trị viêm gan, viêm ruột, lỵ.
  • Hỗ trợ trị viêm tuyến mang tai và viêm vú.

*Theo y học hiện đại

1. Trong Nghiên cứu hiện đại:

- Chống viêm:

Chiết xuất bào tử Hải kim sa làm giảm sản xuất chất trung gian tiền viêm trong đại thực bào RAW264.7.

Ngăn chặn biểu hiện của iNOS và cytokine tiền viêm nhưng không ức chế COX-2, cho thấy tác dụng điều hòa chọn lọc các tín hiệu viêm.

- Chống oxy hóa: Cây chứa các hợp chất có khả năng chống oxy hóa mạnh, hỗ trợ ngăn ngừa tổn thương tế bào.

- Ngăn ngừa sỏi thận: Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị sỏi thận oxalate, một ứng dụng truyền thống được xác nhận.

- Hỗ trợ mọc tóc: Nghiên cứu chỉ ra tác dụng khả quan đối với sự mọc tóc ở người rụng tóc do nội tiết tố.

Hải kim sa là dược liệu tiềm năng với nhiều ứng dụng hiện đại, đặc biệt trong điều trị viêm, bệnh tiết niệu và các vấn đề về da.

2. Tác dụng điều trị:

- Chữa bệnh tiết niệu: Đái dắt, đái buốt ra máu, đái ra cát sạn, táo bón.

- Điều trị vết thương và bệnh da liễu: Đắp vết thương phần mềm, loét, chín mé, mụn rộp, bệnh lậu, và chữa ngứa lở.

- Ứng dụng dân gian: Lợi tiểu, lợi sữa, chữa đau tai, đau màng óc, dùng nước cây để gội đầu hoặc tắm trị ngứa.

- Trị bệnh khác: Viêm bàng quang, lỵ, viêm thận mạn tính, cảm, viêm niệu đạo, chó dại cắn

21735521909.png

*Liều dùng và cách dùng:

Dạng sắc uống: Liều dùng: 12–24g dược liệu khô mỗi ngày.

Dùng ngoài: Lá bòng bong tươi giã nát, đắp trực tiếp lên vùng da cần điều trị.

Không giới hạn liều lượng khi dùng ngoài.

5. Những bài thuốc kinh nghiệm từ Hải kim sa

5.1. Chữa tiểu tiện lẫn sỏi sạn:

Bài 1:Hải kim sa 30g, hoạt thạch 30g, bạch mao căn 30g, kim tiền thảo 60g, xa tiền thảo 12g.

Sắc kỹ với nước, chia thành 3 phần uống trong ngày.

Bài 2: Xuyên phá thạch, hoạt thạch, hải kim sa, đông quỳ tử mỗi vị 15g, kim tiền thảo 30 – 60g.

Sắc uống. chia thành 3 phần uống trong ngày.

5.2. Chữa sỏi đường tiết niệu:

Thành phần: Rễ dừa lửa 12g, dứa gai 12g, rễ cau 12g, rễ ké đầu ngựa 12g, lá bòng bong 12g.

Cách dùng: Sắc với 3 chén nước, cô còn 8 phần; uống mỗi ngày 1 thang.

Sử dụng liên tục trong vài tháng để tống sỏi ra ngoài.

31735521909.png

5.3. Trà lợi tiểu:

Hải kim sa 60 – 90g sắc với nước, thêm ít đường, uống thay trà.

5.4. Chữa tiểu tiện ra máu:

Bài 1: Dây bòng bong và biển súc mỗi vị 15 – 20g, sắc uống hằng ngày.

Bài 2: Hải kim sa tán bột mịn, mỗi lần dùng 8g uống với nước đường, ngày 3 lần.

5.5. Trị thận hư kèm sạn do thấp nhiệt:

Vương bất lưu hành, hoàng tinh, xuyên phá thạch, hoài ngưu tất, hải kim sa mỗi vị 15g, kim tiền thảo 20g, hoàng kỳ 30g.

Sắc uống, ngày 1 thang, chia đều thành nhiều lần uống.

5.6. Trị sỏi mật:

Kê nội kim, uất kim, hải kim sa (liều lượng tùy trường hợp).

Sắc uống.

5.7.Trị vết thương do ong vàng đốt:

Thành phần: Lá bòng bong tươi.

Cách dùng: Rửa sạch, giã nát và đắp lên vùng bị đốt.

5.8.Trị chứng mụn rộp loang vòng:

Thành phần: Dây và lá bòng bong tươi.

Cách dùng: Rửa sạch, giã nhuyễn, đắp vào vùng da tổn thương. Thực hiện 2 lần/ngày.

5.9.Trị chứng đới hạ ở nữ giới:

Thành phần: 100g dây bòng bong, thịt lợn lượng vừa đủ.

Cách dùng: Rửa sạch, cắt nhỏ và hầm cùng thịt lợn. Ăn thịt, uống hết nước canh.

41735521909.png

5.10. Trị viêm tuyến vú:

Hải kim sa 25 – 30g sắc với nước và rượu (tỷ lệ 1:1). Chia thành 3 lần uống trong ngày.

Dây bòng bong đốt tồn tính, nghiền mịn. Mỗi lần dùng 4 – 6g hòa nước sôi uống.

5.11. Chữa ỉa chảy:

Sắc toàn cây bòng bong uống cho đến khi khỏi.

5.12. Chữa lỵ ra máu:

Lá và dây bòng bong 60 – 90g sắc kỹ, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.

5.13. Trị thấp trệ, trướng bụng, khó tiêu:

Cam thảo 2g, bòng bong 20g, bạch truật 8g. Sắc 500ml nước còn 150ml, chia 2 lần uống sau ăn.

5.14. Lợi sữa, trị ít sữa sau sinh:

Hải kim sa 12 – 24g sắc với 400ml nước còn 200ml, chia 3 lần uống/ngày, liên tục 5 ngày.

5.15. Chữa bỏng nhẹ:

Bòng bong 25g đốt tồn tính, nghiền bột, trộn dầu vừng thoa lên vết bỏng.

6. Những lưu ý khi dùng

Một số lưu ý khi sử dụng hải kim sa:

-  Không nên dùng cho người thận dương hư gây tiểu nhiều hoặc người tỳ vị hư hàn.

-  Khi sử dụng cây thảo dược tươi, cần ngâm và rửa kỹ bằng nước muối pha loãng để loại bỏ bụi đất, chất bẩn và hóa chất.

-  Khi đắp thuốc từ lá cây, phải vệ sinh sạch sẽ vết thương trước khi băng bó để tránh nhiễm trùng.

-  Dược liệu khô nên chọn loại chất lượng cao, sấy khô hoàn toàn, có màu vàng nâu đều, không bị sâu mọt, nấm mốc, hoặc còn nhiều bụi đất.

Kết luận:

Cây Hải kim sa (bòng bong) là một dược liệu quý với nhiều công dụng chữa bệnh được lưu truyền trong y học dân gian đặc biệt trong việc cải thiện bệnh lý tiết niệu.Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học về công dụng dược lý của cây này vẫn còn hạn chế và chưa được công nhận chính thức. Do đó, trước khi áp dụng các bài thuốc từ cây bòng bong, người dùng cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y học cổ truyền để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Trong tương lai, việc nghiên cứu sâu hơn về thành phần hóa học và tác dụng của cây Hải kim sa sẽ mở ra nhiều tiềm năng phát triển ứng dụng trong y học hiện đại./.

DsCKI. Nguyễn Quốc Trung

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: hải kim sa
Hải kim sa: Vị thuốc dân gian cải thiện bệnh lý tiết niệu

Hải kim sa: Vị thuốc dân gian cải thiện bệnh lý tiết niệu

Hải kim sa (cây bòng bong) là cây leo thân rễ bò, dùng cả cây hoặc bào tử làm thuốc. Với tính hàn, cây giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, trị sỏi thận, tiểu khó, tiểu buốt, tiểu máu, hỗ trợ thông tiểu tiện, giảm sạn thận và cải thiện chức năng bàng quang.
Táo đỏ: Siêu thực phẩm với nhiều lợi ích cho sức khỏe

Táo đỏ: Siêu thực phẩm với nhiều lợi ích cho sức khỏe

Táo đỏ, hay còn gọi là táo tàu với hương vị ngọt ngào tự nhiên và giàu dinh dưỡng, táo đỏ không chỉ là món ăn vặt lý tưởng mà công dụng của táo đỏ còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Khám phá cây Mỏ Quạ: Vị thuốc quý trong Y Học Cổ Truyền

Khám phá cây Mỏ Quạ: Vị thuốc quý trong Y Học Cổ Truyền

Cây Mỏ quạ, còn gọi Xuyên phá thạch, là dược liệu quý trong y học cổ truyền, có vị đắng, tính mát. Cây này giúp phá ứ, khứ phong, giảm đau xương khớp, thanh nhiệt phế, được sử dụng lâu đời trong các bài thuốc dân gian Việt Nam.
Cây Bầu đất – Vị rau dân dã, hỗ trợ chữa bệnh

Cây Bầu đất – Vị rau dân dã, hỗ trợ chữa bệnh

Bầu đất, hay cây Kim thất, là rau quen thuộc trong ẩm thực Việt. Ngoài làm món ăn, nó còn được dùng trong y học cổ truyền công dụng của Cây Bầu đất để hỗ trợ điều trị táo bón, kiết lỵ, ho khan, tiểu đường và cải thiện giấc ngủ.
Đăng ký trực tuyến