Lá Trầu không: Vị thuốc Trong Y Học Dân Gian

Chủ nhật, 05/01/2025 | 14:25

Lá trầu không gắn liền với đời sống, văn hóa, và y học dân gian Việt Nam. Ngoài phong tục ăn trầu, lá trầu còn là vị thuốc quý với công dụng lá trầu không gồm: kháng khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ sức khỏe, được dùng từ lâu để điều trị nhiều bệnh.

Hãy cùng giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM - trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu về những tác dụng chính và cách sử dụng hiệu quả của loại lá này.nhé!

01736062592.png

Hình ảnh cây Trầu không

1. Đặc Điểm Chung Về Lá Trầu Không

Tên gọi khác: Trầu quế, trầu mỡ, trầu cay, trầu lương, và thổ lâu đằng.

Tên khoa học: Piper betle L. Họ: Hồ tiêu (Piperaceae).

1.1. Mô tả thực vật

Trầu không là loại dây leo sống lâu năm, thân mềm, có cành hình trụ, và rễ mọc tại các mấu giúp cây bám chặt.

Lá trầu có hình tim, mọc so le, đôi khi không đối xứng.

Hoa dạng đuôi sóc màu trắng, cây có thể phát triển đạt chiều cao đến 1 mét.

Lá trầu không không chỉ là biểu tượng văn hóa mà còn là nguồn dược liệu quý với nhiều ứng dụng chữa bệnh.

1.2. Phân bố và sinh trưởng

Lá Trầu không có nguồn gốc từ Đông Nam Á, được trồng phổ biến ở các quốc gia như Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka, Việt Nam, và Malaysia. Giống trầu tốt nhất là "Magahi," phát triển ở vùng Magadha gần Patna, bang Bihar, Ấn Độ.

Tại Việt Nam, có 2 loại trầu chính:

  • Trầu mỡ: Lá to, dễ trồng, phổ biến.
  • Trầu quế: Lá nhỏ, vị cay, được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.

Cây Trầu không ưa ẩm và ánh sáng, phát triển mạnh vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 8.

Lá thường được thu hoạch để ăn trầu, làm thuốc, hoặc sử dụng trong các nghi lễ như cúng gia tiên, lễ cưới hỏi, mùng một, và ngày rằm.

2. Bộ Phận Dùng

Lá Trầu không là bộ phận chính được sử dụng, phục vụ trong nhiều mục đích từ ăn trầu, làm thuốc đến nghi lễ truyền thống đến làm thuốc trong y học.

3. Thành Phần Hóa Học

Lá Trầu không chứa tinh dầu với các thành phần hoạt hóa chính như:

Betel-phenol (chavibetol): Tạo hương vị khói đặc trưng.

Chavicol và Cadinen: Các hợp chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm.

Thành phần dinh dưỡng trong 100g lá trầu không:

  • Năng lượng: 44 kcal
  • Nước: 85.6g
  • Protein: 3.1g
  • Lipid: 0.8g
  • Muối khoáng: 2.3g
  • Chất xơ: 2.3g
  • Carbohydrate: 6.1g
  • Canxi: 0.5g
  • Sắt: 0.007g
  • Vitamin A: 2.5mg

Ngoài ra, lá trầu không còn chứa các vitamin nhóm B, axit ascorbic, caroten, và tinh dầu, góp phần tạo nên giá trị dược liệu và dinh dưỡng đặc biệt của loại cây này.

4. Tác dụng và Công dụng

Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, mang lại các tác dụng: Trừ phong, Tiêu viêm, sát trùng, Kháng khuẩn

Công Dụng:

Tinh dầu trong lá (chiếm 2,4% trong 100g lá) chứa nhiều hoạt chất có khả năng kháng sinh mạnh, ức chế các loại vi khuẩn như tụ cầu, phế cầu, liên cầu khuẩn, trực khuẩn lỵ.

Lá trầu còn có tác dụng kháng nấm mạnh, hiệu quả với nhiều chủng loại nấm gây bệnh.

Cách dùng – liều dùng:

Dùng uống: Sắc lá trầu để lấy nước uống, hỗ trợ tiêu hóa.

Dùng ngoài da: Đắp hoặc rửa vết thương để sát trùng, giảm viêm.

Nhai sống: Cải thiện sức khỏe răng miệng, hỗ trợ tiêu hóa.

11736062592.png

5. Một số bài thuốc từ lá trầu không

Trước kia, cây trầu không được rất nhiều gia đình trồng trong vườn, bên cạnh việc lấy lá ăn trầu, cây trầu không còn là một cây thuốc với nhiều tác dụng khác nhau.

Sau đây là một số bài thuốc từ lá trầu không theo kinh nghiệm dân gian.  Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM chia sẻ gồm:

1. Chữa trị các bệnh lý về Răng Miệng

Lá trầu không chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe răng miệng:

Chống hôi miệng: Các chất chống oxy hóa và diệt khuẩn giúp loại bỏ vi khuẩn gây mùi, cải thiện hơi thở.

Ngừa sâu răng: Hoạt chất chống viêm và sát khuẩn bảo vệ răng, giảm nguy cơ sâu răng.

Hỗ trợ nhiệt miệng và chảy máu chân răng: Flavonoid trong lá trầu không có khả năng sát khuẩn và cầm máu, giúp giảm viêm và làm dịu các triệu chứng nhiệt miệng, chảy máu chân răng

21736062592.png

2. Giảm Đau, Sát Khuẩn Vết Thương

Lá trầu không chứa nhiều hợp chất chống viêm, có tác dụng giảm đau tự nhiên:

Giảm đau khớp do viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, hoặc loãng xương.

Làm dịu đau đầu, vết bầm tím, sưng viêm, và trầy xước da.

Cách dùng: Giã nát lá trầu đắp lên vùng đau hoặc đun nước uống để giảm đau hiệu quả.

Hoặc:- Giã Vắt nước lá trầu không để rửa vết thương.

Dùng lá trầu sạch phủ lên vết thương và băng lại.

Hoặc đun nước lá trầu không để rửa vết thương hàng ngày, giúp vết thương nhanh khô và liền miệng.

3. Trị Đau Nhức, Cảm Cúm

Lá trầu không có tác dụng giảm đau nhức xương khớp và làm nhẹ các triệu chứng cảm cúm. Cách dùng:

Lấy 5 lá trầu không nhúng vào rượu và đánh gió để giảm đau nhức và cảm cúm.

4. Giảm Cholesterol Xấu

Eugenol trong lá trầu không:

Ngăn tổng hợp cholesterol tại gan.

Hỗ trợ giảm LDL (cholesterol xấu), giúp giảm nguy cơ tim mạch, đột quỵ, và mỡ máu.

Ức chế gốc tự do, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh lý như gan nhiễm mỡ và bệnh tim mạch.

5. Hỗ Trợ Điều Trị Đái Tháo Đường

Hoạt chất tanin và alkaloid trong lá trầu không:

Ức chế hấp thụ glucose, làm giảm đường huyết.

Bảo vệ tế bào tuyến tụy khỏi gốc tự do nhờ polyphenol.

Hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường type 2, đặc biệt hiệu quả trong việc ổn định đường huyết khi căng thẳng.

6. Hỗ Trợ Đau Khớp Do Gout

Lá trầu không chứa chavicol và các chất sát khuẩn mạnh giúp giảm viêm, đau do gout và viêm khớp.

7. Điều Trị Mụn Nhọt, Mẩn Ngứa

Nhờ khả năng sát khuẩn và chống viêm cao, lá trầu không thường được sử dụng để chữa:Mụn nhọt. Dị ứng, mẩn ngứa.

Cách dùng: Giã nát lá trầu không, hoa dâm bụt và lá thồm lồm, rồi bôi lên vị trí bị mụn nhọt.

31736062592.jpeg

Lá trầu không có rất nhiều công dụng

8. Giảm Cân

Lá trầu không chứa nhiều chất xơ, giúp hỗ trợ tiêu hóa và tạo cảm giác no lâu, từ đó thúc đẩy quá trình giảm mỡ tự nhiên.

Cách dùng: Đun nước lá trầu và uống sau bữa ăn để hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

9. Tăng Cảm Giác Thèm Ăn

Lá trầu không có thể kích thích vị giác nhờ hoạt chất polyphenol, giúp cân bằng pH trong dạ dày và làm tăng cảm giác thèm ăn.

Cách dùng: Ăn lá trầu trước bữa ăn khoảng 30 phút để kích thích cơn thèm ăn.

10. Điều Trị Bỏng Do Nước Sôi

Lá trầu không có tác dụng sát khuẩn và làm dịu vết bỏng.

Cách dùng: Hơ nóng lá trầu không, quét dầu thầu dầu lên và đắp vào vết bỏng. Thay lá mỗi vài tiếng để đạt hiệu quả tốt nhất.

11. Điều Trị Bệnh Lý Phụ Khoa

Lá trầu không có tác dụng điều trị ngứa, nhiễm nấm và các bệnh lý phụ khoa.

Các sản phẩm vệ sinh phụ nữ từ lá trầu không hiện nay cũng rất phổ biến.

Cách dùng:

Vò nát lá trầu không, thêm muối và đun sôi.

Ngồi xông vùng kín và dùng nước để rửa ngoài

12. Điều Trị Hôi Nách

Lá trầu không có thể khử mùi hôi nách hiệu quả.

Cách dùng: Giã nát lá trầu, lấy nước cốt lau lên vùng nách 2-3 lần mỗi tuần để giảm mùi hôi.

13. Điều Trị Nấm Da

Lá trầu không có tác dụng sát khuẩn, giúp điều trị nấm da.

Cách dùng: Giã nát lá trầu đắp lên vùng da bị nấm hoặc đun nước để rửa hàng ngày.

14.Thông Tia Sữa Sau Sinh

Lá trầu không giúp kích thích sữa xuống nhanh và giảm đau nhức bầu vú sau sinh. Cách dùng:

Hơ nóng lá trầu không rồi áp vào bầu vú để sữa xuống nhanh.

Hoặc tẩm lá trầu không với dầu gió rồi áp vào bầu vú.

15. Điều Trị Nước Ăn Chân

Lá trầu không giúp điều trị tình trạng nước ăn chân.

Cách dùng: Dùng 8g lá trầu không và 50g lá ráy thái nhỏ, đun sôi với nước rồi ngâm chân.

16. Giảm Táo Bón

Giã nát lá trầu, ngâm trong nước qua đêm và uống vào sáng hôm sau khi bụng đói để hỗ trợ tiêu hóa và giảm táo bón.

6. Một Số Lưu Ý Khi Sử Dụng

- Phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ em và người già nên tránh sử dụng lá trầu không quá liều vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi và mẹ bầu.

- Những người mắc bệnh mãn tính hoặc các bệnh lý nghiêm trọng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi sử dụng lá trầu không, để đảm bảo an toàn.

- Trong quá trình sử dụng, nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, hãy ngừng sử dụng ngay lập tức và thông báo cho bác sĩ.

- Lá trầu không có thể tương tác với một số loại thuốc, thực phẩm chức năng hoặc dược liệu khác, do đó cần cẩn trọng khi sử dụng kết hợp.

Tránh lạm dụng lá trầu để điều trị bệnh, vì đây chỉ là một phương pháp hỗ trợ sức khỏe, không có khả năng thay thế thuốc chữa bệnh chính thống.

Tóm lại, Lá trầu không là dược liệu quý, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý hiệu quả.lá trầu không có thể hỗ trợ trong quá trình điều trị và phòng ngừa các bệnh mãn tính nhờ vào các tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, người dùng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ Đông y hoặc các chuyên gia để đảm bảo sử dụng đúng cách và an toàn. Với những đặc tính này, lá trầu không đã được nghiên cứu và ứng dụng để cho ra các sản phẩm điều trị bệnh hiệu quả và nhanh chóng. Lợi Ích: An toàn, không để lại tác dụng phụ, dễ áp dụng tại nhà./.

DsCKI.Nguyễn Quốc Trung

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Lợi ích của dầu hạt cải đối với sức khoẻ

Lợi ích của dầu hạt cải đối với sức khoẻ

Dầu hạt cải là một loại dầu thực vật chứa nhiều dinh dưỡng, không chỉ mang lại hương vị độc đáo cho các món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe,.…Hãy cùng tìm hiểu về những lợi ích của dầu hạt cải nhé.!
Lá Trầu không: Vị thuốc Trong Y Học Dân Gian

Lá Trầu không: Vị thuốc Trong Y Học Dân Gian

Lá trầu không gắn liền với đời sống, văn hóa, và y học dân gian Việt Nam. Ngoài phong tục ăn trầu, lá trầu còn là vị thuốc quý với công dụng lá trầu không gồm: kháng khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ sức khỏe, được dùng từ lâu để điều trị nhiều bệnh.
HẤP THỤ VÀ CHUYỂN HÓA ZEAXANTHIN

HẤP THỤ VÀ CHUYỂN HÓA ZEAXANTHIN

Zeaxanthin là hợp chất ưa béo và do đó không tan trong môi trường nước. Tuy nhiên, zeaxanthin sở hữu hai nhóm hydroxyl có độ phân cực cao hơn so với các carotenoid khác, cho thấy zeaxanthin có thể được hấp thụ và vận chuyển theo cách khác.
Thiếu magie có thể gây ra những bệnh gì?

Thiếu magie có thể gây ra những bệnh gì?

Thiếu hụt magie gây suy giảm sức khỏe và liên quan đến loãng xương, rối loạn giấc ngủ, đau nửa đầu, cùng nguy cơ bệnh tim. Hiểu tác động của thiếu magie giúp bổ sung đúng cách, phòng tránh các vấn đề sức khỏe.
Đăng ký trực tuyến