Lợi ích của Râu rồng đối với sức khoẻ

Thứ ba, 01/04/2025 | 14:27

Râu rồng là một loại thảo mộc thường được dùng trong Đông y điều trị ngoại thương xuất huyết, đòn ngã tổn thương, đau lưng do phong thấp hoặc đau dây thần kinh tọa,…Hãy cùng tìm hiểu những lợi ích của Râu rồng nhé.!

1. Râu rồng là gì?

01743493713.png

Cây Râu rồng

Râu rồng có tên gọi khác là Thông Đất, Thạch Tùng thân gập, Thạch tùng vẩy. Thạch Tùng răng cưa. Danh pháp khoa học là Huperzia squarrosa (Forst.) Trevis., thuộc họ Thống đất – Lycopodiaceae.

Râu rồng thuộc dạng cây phụ sinh, thân cây có dạng hình trụ, mập, phần gốc cây mọc đứng, phần ngọn mọc gập xuống, chiều dài cây khoảng 50 đến 60cm, lưỡng phân 1-2 lần.

Lá mọc xếp xoắn ốc, phiến lá có dạng hình dải đến hình ngọn giáo, thường mọc tỏa rộng ra, lá không có cuống, lá ở đỉnh có kích thước ngắn hơn so với lá ở gần gốc.

Hoa mọc thành bông ở ngọn, không phân cành, dài khoảng 10cm. Túi bào tử có dạng hình thận, bộ phận sinh sản ở ngọn thân thành bông và không phân nhánh, dài khoảng 10 cm. Lá bào tử giống lá thật, nhưng ngắn hơn hai lần, thắng, nhọn, hơi phình ở gốc.

Phân bố, sinh thái:  Râu rồng có rải rác ở một số tỉnh miền núi như: Hà Giang Lai Châu, Lào Cai, Hoà Bình, Khánh Hoà, Lâm Đồng. Trên thế giới, có ở Trung Quốc và Lào.

Râu rồng là cây ưa ẩm, ưa bóng, thích nghi với điều kiện khí hậu mát và ẩm ở vùng núi. Cây thường bám trên vách đá hoặc trên thân, cành những cây gỗ lớn trong rừng kín thường xanh ẩm còn nguyên sinh hay tương đối nguyên sinh. Cây sinh sản bằng bào tử.

Bộ phận dùng làm thuốc là Toàn cây, dùng tươi hoặc khô. Được thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô.

Thành phần hoá học chính của cây Râu rồng là Ancaloid, triterpenoid, Flavonoid.

2. Công dụng của Râu rồng đối với sức khoẻ

Dược sĩ CKI - Giảng viên tại Cao đẳng Dược TPHCM - trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ:

Theo Y Học Cổ Truyền

Râu rồng có vị hơi đắng, tính bình, có tác dụng cầm máu, trừ thấp, khư phong. Trong dân gian thường dùng toàn cây để trị ngoại thương xuất huyết, đòn ngã tổn thương, đau lưng do phong thấp hoặc đau dây thần kinh tọa, trị mất trí nhớ, chữa bệnh teo não, Alzhermer... Râu rồng tác dụng tăng cường dẫn truyền thần kinh, ngăn chặn hình thành các mảng bám, đám rối trong não, nuôi tế bào não từ đó có đáp ứng rất tốt với các bệnh Alzhermer, teo não, người sa sút trí tuệ và các bệnh có liên quan đến tổn thương tê bào thần kinh não bộ.

11743493713.png

Râu rồng có tác dụng tốt với bệnh teo não, người sa sút trí tuệ

Theo Y Học Hiện Đại

Các hoạt chất trong chiết xuất của cây Râu rồng có hoạt tính chống oxy hóa, ức chế AchE (Acetylcholinesterase) trong ống nghiệm, có tác dụng tăng cường dẫn truyền thần kinh, ngăn chặn hình thành các mảng bám, đám rối trong não, nuôi tế bào não, bảo vệ thần kinh mạnh mẽ đối với tình trạng suy giảm nhận thức, tổn thương trí nhớ và có tiềm năng cho việc điều trị bệnh Alzheimer, bệnh teo não và người bị sa sút trí tuệ.

Ngoài ra, Râu rồng còn có tác dụng ức chế một số vi khuẩn, lợi tiểu, chống co thắt, giảm đau, hoạt huyết, kháng viêm. Được dùng chữa phong thấp, tê đau, đau khớp xương, mồ hôi trộm, quáng gà, viêm gan cấp tính, kiết lỵ, mắt đỏ, nôn ra máu, đại tiện ra máu, tiểu tiện bất lợi, có triệu chứng đẻ non, bỏng lửa, trẻ em bị tê liệt sau di chứng, chảy máu mũi, vết thương do đâm chém, vết bỏng, bệnh tê phù (beri - beri), ho, đau ngực, mụn nhọt, mẩn ngứa.

Liều dùng & cách dùng: Ngày dùng 6 - 15g cây khô hoặc 30-60g cây tươi, sắc nước uống. Dùng ngoài, rửa vết thương bằng nước sắc hoặc dùng bột rắc. Phụ nữ có mang không được dùng.

3. Bài thuốc kinh nghiệm chữa bệnh từ cây Râu rồng

Chia sẻ thêm với sinh viên Cao đẳng Y Dược TPHCM bài thuốc chữa bệnh từ cây Râu rồng:

Bài thuốc chữa kiết lỵ

Cách thực hiện: Thân và lá Thông Đất tươi 30-60g, đường đỏ 15g. Đem sắc với nước, chia 2 lần uống trong ngày.

Bài thuốc chữa ho, nôn ra máu, lao, tiểu tiện khó, di tinh

Cách thực hiện: Thông Đất 30g, dạ dày lợn 50g. Ninh hai vị cho đến nhừ trong 2 giờ, mỗi ngày ăn một lần.

Bài thuốc chữa mụn nhọt

Cách thực hiện: Thông Đất sao khô, nghiền thành bột, thêm dầu vừng, băng phiến. Trộn đều, bôi tại chỗ.

Tóm lại, Râu rồng được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, được sử dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh hiệu quả tại nhà. Tuy nhiên, để sử dụng có hiệu quả, an toàn, người bệnh cần tham khảo hướng dẫn của bác sĩ đông y trước khi sử dụng Râu rồng trong phòng và chữa bệnh.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Hướng dẫn thí sinh cách đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Hướng dẫn thí sinh cách đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Theo hướng dẫn về một số nội dung tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kỳ thi sẽ diễn ra trong các ngày 25, 26, 27 và 28 tháng 6 năm 2025.
Lợi ích của Râu rồng đối với sức khoẻ

Lợi ích của Râu rồng đối với sức khoẻ

Râu rồng là một loại thảo mộc thường được dùng trong Đông y điều trị ngoại thương xuất huyết, đòn ngã tổn thương, đau lưng do phong thấp hoặc đau dây thần kinh tọa,…Hãy cùng tìm hiểu những lợi ích của Râu rồng nhé.!
Lợi ích của cây Đơn kim đồi với sức khoẻ

Lợi ích của cây Đơn kim đồi với sức khoẻ

Đơn kim là vị thuốc quý được sử dụng trong đông y có tác dụng thanh nhiệt giải độc, chữa cảm mạo, sốt, viêm họng, viêm dạ dày, viêm ruột, đau khớp, trĩ và sốt rét,…Hãy cùng tìm hiểu những công dụng của đơn kim nhé.!
LIỆU BẠN ĐÃ BIẾT KHÁNG SINH TEICOPLANIN

LIỆU BẠN ĐÃ BIẾT KHÁNG SINH TEICOPLANIN

Teicoplanin là một kháng sinh glycopeptide được sử dụng để điều trị một loạt các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gram dương. Nó đặc biệt hiệu quả chống lại các vi khuẩn như Staphylococcus aureus và Enterococcus faecalis,…
Đăng ký trực tuyến