Bạch chỉ nam – Vị thuốc Nam chữa cảm mạo, sốt nóng, phong nhiệt, mẩn ngứa
Thứ hai, 20/01/2025 | 14:36
Bạch chỉ nam (Millettia pulchra Kurz) thuộc họ Đậu, mọc tự nhiên ở miền Bắc và rải rác miền Nam Việt Nam. Trong y học cổ truyền, rễ cây được dùng trị cảm mạo, sốt, không ra mồ hôi, ngạt mũi, đau nhức, viêm da dị ứng sơn và hỗ trợ chữa đậu mùa.
Hãy cùng DSCKI, giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM - trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khám phá thêm về vị thuốc Nam đầy giá trị này trong kho tàng cây thuốc Việt Nam!
1. Đặc điểm chung của dược liệu Bạch chỉ nam
Tên gọi khác: Mát rừng, Bạch chỉ nam
Tên khoa học:Millettia pulchra
Họ thực vật:Fabaceae (họ Đậu)
1.1. Mô tả thực vật
Hình thái: Cây thuộc dạng thân bụi, cao từ 5-7 m, cành có hình trụ, có khía dọc và phủ lông thô.
Lá: Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, gồm 11-17 lá chét hình mác, lá to dần về phía ngọn. Kích thước lá dài khoảng 3-9 cm, mặt trên có lông thưa, mặt dưới lông dày và mượt.
Hoa: Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá gần ngọn, có màu tím hồng. Đài hoa hình chuông, phủ lông mịn; tràng hoa có ít lông hơn. Nhị hoa tụ thành một bó, bầu hoa có lông, chứa từ 5-8 noãn.
Quả: Quả thuộc loại quả đậu, hình lưỡi dao, dài 4-8 cm, có màu lục vàng và phủ lông nhỏ. Hạt hình trứng dẹp, mép dày, màu vàng nhạt.
Mùa hoa: Tháng 5-6 và Mùa quả: Tháng 9-10
1.2. Phân bố và sinh thái
Phân bố: Loài cây này cũng phổ biến tại các nước thuộc vùng Đông Dương như Lào, Myanmar, và có mặt tại Ấn Độ, Trung Quốc.
Ở Việt Nam: Bạch chỉ nam mọc hoang và được trồng tại nhiều tỉnh miền núi và trung du, như: Bắc Bộ: Bắc Giang, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Yên Bái, Hòa Bình.
Đặc điểm sinh thái: Bạch chỉ nam là cây ưa sáng, tuy nhiên, cây non có khả năng chịu bóng. Loài cây này phát triển tốt trong môi trường rừng thứ sinh, các khu vực đồi cây bụi, hoặc ven bờ ruộng rẫy. Đất thích hợp cho cây là loại đất feralit đỏ vàng hoặc vàng đỏ, ở độ cao khoảng 600-700m.
2. Bộ phận dùng
Phần sử dụng: Rễ là bộ phận chính được sử dụng làm dược liệu.
Cách thu hái và sơ chế:
Có thể thu hái rễ quanh năm, thường ưu tiên lấy rễ từ những cây nhỏ.
Sau khi thu hái, rễ được rửa sạch, thái thành từng phiến mỏng, sau đó phơi khô để bảo quản và sử dụng.
3. Thành phần hóa học
Bạch chỉ nam chứa nhiều hoạt chất có giá trị dược lý, bao gồm flavonoid, phenol, sterol, và đặc biệt là isoflavonoid. Những thành phần này có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, kháng nấm, chống ung thư và chống oxy hóa.
Cụ thể, một số hợp chất hóa học quan trọng trong rễ Bạch chỉ nam bao gồm:
(-) Maackiain: Chống dị ứng và khối u.
Pterocarpin: Chống viêm.
(-) Sophoranon: Chống viêm.
Flavonoid: Bao gồm hợp chất (2S)-5,7,4’-trihydroxy-8,3’,5’-triprenylfavanon, 5,7,2’,4’-tetrahydroxy-6,3’-diprenylisoflavon, và nhiều hợp chất flavonoid khác có khả năng chống oxy hóa và kháng viêm.
Kết quả khảo sát sơ bộ thành phần hóa thực vật cho thấy sự hiện diện của nhóm hợp chất flavonoid, coumarin, chất khử, polyuronid, và acid hữu cơ, trong đó flavonoid là thành phần chủ yếu.
Các nghiên cứu hóa học đã thu được 17 hợp chất tinh khiết, bao gồm:
Karanjin: Có khả năng chống ung thư.
Fujikinetin: Chống viêm, bảo vệ dạ dày.
Acid 4-O-methyl-karanjic: Kháng nấm.
Acid 5-methoxy-2,2-dimethyl-2Hchromene-6-carboxylic: Kháng viêm và virus.
Pseudobaptigenin: Chống viêm.
Genistein và Daidzein: Ngừa ung thư vú.
Tuy nhiên, các nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng dược lý của Bạch chỉ nam ở Việt Nam còn khá hạn chế. Những kết quả này đã đóng góp quan trọng vào việc bổ sung tài liệu về đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của loài cây này, mở ra cơ hội cho các nghiên cứu sâu hơn và việc xây dựng phương pháp chiết xuất dược chất từ rễ Bạch chỉ nam.
Hình ảnh Hoa và lá cây Bạch chỉ nam
5. Tác dụng – Công dụng:
Rễ củ của cây có vị đắng, hơi cay, mùi thơm hơi hắc, tính mát.
Điều trị các bệnh như cảm mạo, sốt nóng, bí mồ hôi, ngạt mũi, nhức đầu, sợ gió, và chân tay nhức mỏi. đau bụng, và ỉa chảy
Hỗ trợ điều trị các bệnh lý khác như:
Phong thấp đau xương.
Viêm da dị ứng sơn (sơn ăn), ban trái, đậu mùa.
*Cách dùng và liều lượng
Liều dùng: Dùng từ 8-16g, có thể tăng đến 40g mỗi ngày,
dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.
Cách dùng khác:
Sử dụng củ tươi:
Mài với nước vo gạo hoặc nước cơm, bôi ngoài da để trị sơn ăn, lở ngứa, chảy máu.
6. Các bài thuốc có Bạch chỉ
DSCKI chia sẻ thêm với sinh viên Cao đẳng Y Dược TPHCM tại trường các bài thuốc có Bạch chỉ như sau:
6.1 Chữa Phong nhiệt mẩn ngứa:
Các vị thuốc: Rễ Bạch chỉ nam, Đơn kim và Đơn đỏ: mõi vị 30g
Cách dùng: Sắc uống.
6.2 Chữa mụn nhọt, mưng mủ:
Các vị thuốc:
Bạch chỉ nam: 12g
Kim ngân hoa: 20g
Hạ khô thảo: 12g
Xương bồ: 12g
Gai bồ kết: 12g
Kinh giới: 8g
Hà thủ ô: 12g
Vảy tê tê: 12g
Cách dùng: Các vị thuốc cho vào ấm, đổ 1 lít nước, sắc còn 400ml. Người lớn chia 3 lần uống trong ngày, trẻ em tùy theo độ tuổi, mỗi lần uống 50-100ml, ngày uống 2 lần.
6.3 Đau bụng, kém tiêu, tiêu chảy:
Các vị thuốc:
Bạch chỉ nam: 20g
Trần bì: 12g
Hậu phác nam: 8g
Cách dùng: Sắc uống.
Chữa mẩn ngứa dị ứng:
Các vị thuốc:
Bạch chỉ nam: 12g
Kim ngân hoa: 12g
Hoa khế tươi: 30g
Lá cối xay: 12g
Cách dùng: Sắc uống, ngày uống 1 thang.
6.5 Chữa cảm mạo, sốt nóng:
Các vị thuốc:
Bạch chỉ nam: 12g
Bạc hà: 8g
Cam thảo đất: 12g
Kinh giới: 8g
Sài đất: 16g
Cát căn: 16g
Cách dùng: Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
6.6 Ngứa lở do dị ứng sơn:
Cách dùng: Bạch chỉ nam tươi mài với nước gạo hoặc nước cơm, bôi vào vùng da bị ngứa.
7. Lưu ý khi sử dụng Bạch chỉ nam
Phụ nữ mang thai, trẻ em, người cao tuổi, và người có cơ địa dị ứng. cần thận trọng
Dùng đúng liều (8-16g, tối đa 40g/ngày), tránh lạm dụng lâu dài.
Có thể gây kích ứng da, buồn nôn, đau bụng hoặc tiêu chảy. Ngừng dùng nếu gặp triệu chứng bất thường.
Tránh dùng cùng thuốc Tây có tác dụng tương tự mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
Chọn dược liệu chất lượng, sạch, không mốc, thu hái và sơ chế đúng cách.
Khi sử dụng: Bắt đầu liều thấp, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
Kết luận
Bạch chỉ nam (Millettia pulchra) là một dược liệu quý trong y học cổ truyền, với nhiều công dụng nổi bật như chữa cảm mạo, sốt nóng, phong nhiệt, mẩn ngứa, và hỗ trợ điều trị các bệnh lý viêm nhiễm, phong thấp. Thành phần hóa học đa dạng, đặc biệt là flavonoid và isoflavonoid, mang lại tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa và ngăn ngừa ung thư.
Tuy nhiên, việc sử dụng cần tuân thủ liều lượng và hướng dẫn của thầy thuốc để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Bạch chỉ nam không chỉ góp phần gìn giữ giá trị y học cổ truyền mà còn mở ra tiềm năng cho các nghiên cứu chuyên sâu, phát triển ứng dụng trong y học hiện đại.Các nghiên cứu vẫn đang tiếp tục để làm rõ thêm các tác dụng dược lý của loài cây này, mở ra tiềm năng ứng dụng rộng rãi trong việc chăm sóc bảo vệ sức khỏe./.
Bạch chỉ nam (Millettia pulchra Kurz) thuộc họ Đậu, mọc tự nhiên ở miền Bắc và rải rác miền Nam Việt Nam. Trong y học cổ truyền, rễ cây được dùng trị cảm mạo, sốt, không ra mồ hôi, ngạt mũi, đau nhức, viêm da dị ứng sơn và hỗ trợ chữa đậu mùa.
Trường Đại học Công nghệ, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-UET), đã tăng chỉ tiêu tuyển sinh do mở thêm bốn ngành và chương trình đào tạo mới, bao gồm cả lĩnh vực đào tạo chuyên sâu về vi mạch.
Cây trúc đào (Nerium oleander) thuộc họ Trúc đào, có nguồn gốc từ khu vực Địa Trung Hải nhưng hiện nay được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Lutein là một carotenoid quan trọng với sức khoẻ, được biết đến như một chất dinh dưỡng vàng có vai trò đặc biệt trong việc duy trì sức khoẻ mắt và ngăn ngừa nhiều loại bệnh tật. Dưới đây là những lợi ích của lutein mang lại cho sức khoẻ và cách dùng chi tiết.