Cây Mạch lạc – Vị thuốc quý chữa trị hở van tim, tiểu đường, viêm tiết niệu

Thứ năm, 17/10/2024 | 11:08

Cây Mạch lạc, còn có các tên gọi như Cây Đuôi chuột hoặc cỏ Doi ngựa, là một loại thảo dược tự nhiên phổ biến ở một số khu vực của Việt Nam. Dù tên gọi có vẻ lạ lẫm đối với nhiều người, nhưng thực tế lại rất có ích cho sức khỏe.

01729138965.jpeg

Hình ảnh cây Mạch lạc (Cỏ đươi ngựa)

Cây Mạch lạc, còn được biết đến với các tên gọi như Cây Đuôi chuột hoặc cỏ Doi ngựa, là một loại thảo dược tự nhiên phổ biến ở một số khu vực của Việt Nam. Dù tên gọi có vẻ lạ lẫm đối với nhiều người, nhưng thực tế lại rất có ích cho sức khỏe. Một trong những ứng dụng nổi bật của loại thảo dược này là khả năng điều trị ho, viêm họng… và hạ đường huyết một cách hiệu quả.

Để hiểu rõ hơn về cây này, hãy cùng DsCKI. Nguyễn Quốc Trung giảng viên Trường Cao đẳng Y dược Pasteur khám phá các thông tin trong bài viết dưới đây.

1. Đặc điểm chung của dược liệu

Tên gọi khác:  Cỏ Roi ngựa, Cỏ Đuôi ngựa, cỏ Đuôi lươn, Hải tiên, Đũa bếp, Giả mã tiên,..

Tên khoa học: Stachytarpheta jamaicensis - Verbenaceae. Thuộc họ cỏ roi ngưa

1.1. Mô tả thực vật:

Là loại cây thân thảo, có màu lục tím, sống lâu năm với chiều cao trung bình khoảng 2m.

Phiến lá dài từ 3 - 8cm, rộng từ 2 - 4cm, mọc đối xứng, rìa lá có răng cưa.

Hoa mọc thành cụm dài khoảng 18 - 40cm và có màu xanh tím. Thường mọc ra từ ngọn cây, phần cuối của cụm hoa thường dài nhìn rất giống hình cái đuôi chuột.

Quả có dạng nang dài khoảng 4 - 5mm.

Mùa ra hoa và quả vào khoảng tháng 4 - 6 hàng năm.

1.2. Phân bố sinh trưởng:

Cây đuôi chuột có nguồn gốc từ Châu Mỹ, sau đó đã được du nhập vào các vùng đất khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ngoài Việt Nam, cây đuôi chuột cũng mọc ở nhiều quốc gia khác ở Đông Nam Á như Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Ấn Độ và Brazil.

Ở Việt Nam, cây đuôi chuột thường mọc ở các khu vực bãi hoang, ruộng đồng và ven đường. Sau khi thu hoạch, dược liệu từ cây đuôi chuột chỉ cần được chọn lọc để loại bỏ lá úa hỏng, sau đó rửa sạch và phơi khô. Dược liệu nên được bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo để tránh ẩm mốc và không nên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

2. Bộ phận dùng, thu hái chế biến

Cả cây đều được dùng làm thuốc.

Dược liệu này có thể được thu hái quanh năm.

Sau khi thu hoạch, chỉ cần loại bỏ lá hỏng, rửa sạch đất và cát, sau đó cắt thành khúc và phơi khô. Dược liệu nên được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm và ánh nắng mặt trời trực tiếp.

3. Thành phần hóa học

- Toàn cây dược liệu đều chứa chất glycoside.

- Lá và thân cây có chứa amphetamine và dopamine.

- Rễ cây chứa axit chlorogenic và tanin.

11729138965.jpeg

Hoa và lá của cây Đuôi chuột

4. Tác dụng - Công dụng của cây

*Theo Y học cổ truyền

 Theo Y học cổ truyền, cây đuôi chuột được cho là có vị hơi đắng, có tính mát

Có tác dụng: thanh nhiệt, giải độc và lợi tiểu…

nên được sử dụng trong nhiều mục đích điều trị như sau:

 - Điều trị hở van tim

- Điều trị tiểu đường và Hạ đường huyết,

- Viêm đường tiết niệu, Lợi tiểu

- Điều trị tiêu chảy, kiết lỵ

- Điều trị ho, viêm họng

- Giảm mụn nhọt, viêm nhiễm ngoài da

- Tẩy giun sán; chữa trị bệnh đau mắt

Ngoài ra, một số quốc gia có những ứng dụng cụ thể khác của cây đuôi chuột như sau:

. Người Brazil sử dụng để trị lỵ, sốt, thấp khớp và loét da kèm mủ.

. Người Ấn Độ sử dụng để trị bệnh hoa liễu, đục thủy tinh thể, mụn nhọt lở loét, viêm quầng, v.v.

. Người Trung Quốc sử dụng để trị sỏi tiết niệu, bạch đới, viêm họng, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, rắn cắn, v.v. Được sử dụng như một vị thuốc tiêu viêm, giải độc, có thể dùng toàn cây dưới dạng cây tươi hoặc cây khô.

*Theo Y học hiện đại:

- Cao từ lá cây Mạch lạc có công dụng giảm đau, an thần, giảm thân nhiệt và ức chế vận động.

- Cao Ethyl acetat chiết xuất từ lá cây có thể ức chế hoạt tính của ấu trùng ve, đồng thời kiểm soát sự phát triển của bọ gậy muỗi.

- Từ Cao Ethanol chiết xuất của thân và lá cây tươi này có tác dụng giãn mạch, chống co thắt, cải thiện lưu lượng máu tới tim, giảm các triệu chứng đau thắt ngực, mệt mỏi, khó thở.

- Tinh dầu được chiết từ lá cây đuôi chuột có khả năng làm hạ huyết áp và giữ đường huyết ở mức ổn định, có lợi cho bệnh nhân tim mạch và tiểu đường.

- Cây có tác dụng chống lại tình trạng tiêu chảy; nghiên cứu từ Trường Khoa học Sinh học, Đại học Sains Malaysia, đã chứng minh khả năng này vào năm 2007.

- Dược liệu này có công dụng chống viêm và chống nhiễm trùng nhờ vào các hoạt chất như saponin, tannin, flavonoid, được kết luận bởi Sở Khoa học Y sinh Malaysia và  Khoa Y,  Khoa học Y tế,

Ngoài ra, tác dụng khác làm lành vết thương, cải thiện triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu, tiểu đường, loại bỏ độc tố cho gan, hạ men gan, v.v. hiện nay dược liệu này đã được sử dụng rộng rãi để điều trị các bệnh như ho, cảm lạnh, tiêu chảy, viêm hầu, kết mạc cấp, nhiễm trùng đường tiết niệu, thấp khớp, viêm thấp khớp, viêm v.v.

* Cách dùng – Liều dùng:

- Cây đuôi chuột chủ yếu được sử dụng dưới dạng thuốc sắc.

- Liều lượng thông thường mỗi ngày là 15 - 30g.

- Ngoài ra, dược liệu cũng được sử dụng tại chỗ để chữa trị chấn thương mô mềm và các bệnh ngoài da.

5. Các bài thuốc chữa bệnh hay từ cây Đuôi chuột

5.1. Chữa trị ho, tiêu chảy, viêm tiết niệu:

Sắc 20g ~ 30g cây đuôi chuột khô với khoảng 1 lít nước, đun cạn và lấy 500ml nước uống trong ngày.  chia làm nhiều lần uống/ngày.

5.2. Chữa trị mụn nhọt ngoài da viêm da có mủ:

Pha trộn 60g bọ mắm, 60g ngưu tất, và 90g cây đuôi chuột.

Rửa sạch, giã nát các nguyên liệu và đắp lên vùng da cần điều trị.

5.3. Chữa trị khí hư, bạch đới:

Sắc 40g rễ cây đuôi chuột, 20g bạch đồng nữ, và 20g bạc thau với 700ml nước cho đến khi còn lại 300ml nước. Uống 2 - 3 lần / ngày.

cay-day-dau-xuong

Dây đau xương

5.4. Chữa trị thấp khớp, đau mỏi khớp, tê bì chân tay:

Đem Sắc 10g dây đau xương, 10g thương nhĩ tử, 40g cây đuôi chuột, và 10 hạt gấc. Uống nước sắc này hàng ngày.

5.5. Chữa trị viêm hầu họng:

Ngâm rửa cây đuôi chuột tươi với nước muối, sau đó giã nát và thêm đường, ngậm nuốt lấy nước.

5.6 Chữa chấn thương gây bầm tím, đau nhức:

Giã nát cây đuôi chuột và cây cứt lợn, sau đó đắp lên vùng da bị đau nhức.

Thay băng gạc mỗi ngày.

5.7. Chữa trị nhiễm giun ở trẻ nhỏ: Ép lấy dịch từ rễ cây đuôi chuột và cho trẻ uống.

5.8. Chữa trị sốt rét: Sắc nước từ lá cây đuôi chuột và uống hàng ngày.

5.9. Chữa trị chứng nước tiểu vàng, vàng da và sốt do gan:

Sắc 40g cây đuôi chuột, 40g rau má, 40 cây chó đẻ, và 40g rau diếp cá với nước.

5.10. Chữa trị viêm đường tiết niệu:

Dùng 40g cây đuôi chuột, 10g kim ngân hoa và dây bòng bong, mã đề mỗi vị 30g

Sắc nước uống ngày 1 thang

5.11. Chữa trị bệnh lậu và phụ nữ mới sảy thai: Sắc nước từ rễ cây đuôi chuột.

5.12. Hỗ trợ chữa trị tiểu đường tuýp 2,Hạ đường huyết:

 Hãm lá và ngọn cây đuôi chuột để uống như trà.

5.13. Chữa trị bệnh tim: Nhai lá đuôi chuột tươi hoặc sử dụng lá đuôi chuột phơi khô hàng ngày.

6. Những lưu ý khi sử dụng

Cây Đuôi chuột, mặc dù là một loại dược liệu có nhiều ứng dụng tích cực cho sức khỏe, nhưng cũng có những tác dụng phụ tiềm ẩn, vì vậy người bệnh cần phải hết sức cẩn trọng khi dùng:

- Không dùng cho nhóm người đặc biệt: Tránh sử dụng cây đuôi chuột cho những người có huyết áp thấp, đường huyết thấp, trẻ sơ sinh và phụ nữ đang có thai hoặc đang cho con bú.

- Thận trọng với tính hàn: Dược liệu từ cây đuôi chuột có tính hàn, vì vậy cần thận trọng khi sử dụng thuốc trong thời gian dài, đặc biệt là với những người có cơ thể yếu đuối hoặc cơ thể hư hàn.

- Cần tư vấn bác sĩ: Công dụng của cây đuôi chuột trên tim mạch chỉ được nghiên cứu trên động vật, không thể thay thế hoàn toàn các biện pháp điều trị theo Y Học Hiện Đại. Do đó, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này và chỉ nên dùng như một phương pháp điều trị hỗ trợ.

- Theo dõi tác dụng phụ: Trong quá trình sử dụng cây đuôi chuột, nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào như buồn nôn, nổi mề đay, mẩn đỏ, bạn cần ngừng sử dụng thuốc và đi khám để tìm ra nguyên nhân.

- Phân biệt với các loài cây tương tự: Cần lưu ý rằng có một số loài cây hình dáng gần giống với cây đuôi chuột, nhưng không có công dụng quý như vậy. Khi sử dụng làm thuốc, cần phân biệt kỹ để đảm bảo hiệu quả và an toàn.

Tóm lại, cây Đuôi chuột còn gọi là cây Mạch Lạc, là một loại thảo dược có dược tính cao và được coi là vị thuốc quý, được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh và đem lại nhiều giá trị trong lĩnh vực y học. Mặc dù cây Đuôi chuột có công dụng đã được chứng minh, nhưng việc sử dụng cần cẩn trọng. Trước khi sử dụng, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia để đảm bảo liều lượng và thời gian sử dụng phù hợp. Sử dụng liều lượng quá cao có thể gây hạ huyết áp đột ngột và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe./.

DsCKI. Nguyễn Quốc Trung

Nguồn: Tin tức Y Dược - trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: Cây Mạch lạc
Dền gai – Loài rau dại có nhiều lợi ích trong y học

Dền gai – Loài rau dại có nhiều lợi ích trong y học

Dền gai là loại rau quen thuộc, giàu sắt, kẽm, canxi, được dùng làm thuốc dền gai chữa gai cột sống, viêm họng và nhiều bệnh khác. Đây là món quà tự nhiên giúp bảo vệ sức khỏe hiệu quả và tiết kiệm.
Cách phòng ngừa thiếu máu não để duy trì sức khỏe não bộ

Cách phòng ngừa thiếu máu não để duy trì sức khỏe não bộ

Thiếu máu não là tình trạng giảm lưu lượng máu đến não, ảnh hưởng hệ thần kinh và sức khỏe. Triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi có thể là dấu hiệu ban đầu. Nếu không điều trị kịp thời, nguy cơ suy giảm trí nhớ hoặc đột quỵ có thể xảy ra.
Cây Mạch lạc – Vị thuốc quý chữa trị hở van tim, tiểu đường, viêm tiết niệu

Cây Mạch lạc – Vị thuốc quý chữa trị hở van tim, tiểu đường, viêm tiết niệu

Cây Mạch lạc, còn có các tên gọi như Cây Đuôi chuột hoặc cỏ Doi ngựa, là một loại thảo dược tự nhiên phổ biến ở một số khu vực của Việt Nam. Dù tên gọi có vẻ lạ lẫm đối với nhiều người, nhưng thực tế lại rất có ích cho sức khỏe.
Cây Tằm đất – Vị thuốc tiềm năng trong Y học

Cây Tằm đất – Vị thuốc tiềm năng trong Y học

Cây Tằm đất loại dược liệu quý giá như chống viêm, điều hòa hormone tuyến giáp, giảm huyết áp, hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp, tiêu huyết, thông khí và lợi tiểu. Vị thuốc này đã được ứng dụng rộng rãi trong các bài thuốc y học cổ truyền.
Đăng ký trực tuyến