Lưu ý khi sử dụng Phenytoin trong điều trị động kinh

Thứ ba, 11/06/2024 | 15:06

Thuốc Phenytoin được chỉ định để điều trị các cơn động kinh lớn, động kinh cục bộ và cả động kinh tâm thần vận động. Để hiệu quả, an toàn người bệnh nên tìm hiểu về liều dùng, cách dùng phù hợp cho từng đối tượng và tránh các tác dụng phụ của thuốc.

1. Thuốc Phenytoin gì?

01718094541.jpeg

Thuốc Phenytoin điều trị cơn động kinh lớn

Theo Dược sĩ CKI Nguyễn Hồng Diễm - Giảng viên tại Cao đẳng dược tphcm cho biết:

Thuốc Phenytoin là thuốc chống động kinh (hay gọi là thuốc chống co giật), có tác dụng ngăn ngừa và kiểm soát các cơn động kinh bằng cách ổn định màng, rút ngắn cơn phóng điện và hạn chế lan truyền phóng điện trong ổ động kinh.

Phenytoin chỉ nên chỉ định sử dụng đơn lẻ cho người bệnh. Việc phối hợp Phenytoin với các loại thuốc chống động kinh khác có thể gây ra phản ứng phức tạp.

Thuốc Phenytoin được hấp thu nhanh hơn nếu dùng cùng với thức ăn và có sinh khả dụng cao. Phenytoin được chuyển hóa qua gan và đào thải qua thận.

2. Phenytoin được sử dụng cho những trường hợp nào?

Thuốc Phenytoin được chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:

Cơn động kinh cơn lớn,

Một số cơn động kinh cục bộ.

Động kinh tâm thần - vận động.

Chứng đau thần kinh mặt.

3. Lưu ý sử dụng đúng cách các thuốc Phenytoin?

Người bệnh sử dụng Phenytoin điều trị bệnh động kinh phải tuân thủ theo chỉ định kê đơn của bác sĩ. Không được tự ý sử dụng thuốc cho những mục đích không được ghi trên nhãn.

Người bệnh cần tham khảo thông in trên tờ hướng dẫn sử dụng đi kèm hoặc trao đổi với cán bộ y tế để biết cách sử dụng từng dạng bào chế của thuốc.

Thuốc đường uống: Uống thuốc với nước lọc, nên nuốt trọn viên thuốc. Không cắn, bẻ, nhai hay nghiền thuốc. Uống thuốc sau bữa ăn để giảm kích ứng lên niêm mạc dạ dày.

Thuốc đường tiêm (hỗn dịch tiêm): Được tiêm tĩnh mạch. Nên lắc hỗn dịch trước khi tiêm. Không nên tiêm bắp vì thuốc có thể gây kích ứng tại chỗ và hấp thu chậm.

Liều dùng Phenytoin được điều chỉnh tùy vào tình trạng mức độ bệnh và đáp ứng của mỗi người bệnh.

Thuốc uống khuyến cáo cho người trưởng thành và thiếu niên: Liều khởi đầu là 100 – 125mg/lần x 3 lần/ ngày. Có thể tăng liều sau 7 – 10 ngày. Liều dùng duy trì là 300 – 400mg/ngày.

Liều uống khuyến cáo cho trẻ em: Dùng 5mg/ kg/ ngày, chia thành 2 – 3 lần dùng. Khi cần thiết có thể điều chỉnh liều nhưng không vượt quá liều 300mg/ ngày. Liều dùng duy trì: 4 – 8mg/ kg/ ngày, chia thành 2 – 3 lần.

Lưu ý cần giảm liều từ từ trước khi ngưng thuốc hẳn. Nếu ngưng thuốc đột ngột có thể gây co giật nặng. Một số bệnh lý có thể tăng nguy cơ khi sử dụng thuốc như bệnh gan, tiểu đường, thiếu hụt vitamin B12, lupus.

Thuốc Phenytoin gây buồn ngủ, chóng mặt và giảm thị lực. Không lái xe, vận hành máy móc, hoạt động trên cao, tính toán,… trong thời gian điều trị bằng Phenytoin.

Lưu ý sử dụng rượu và đồ uống có cồn làm ảnh hưởng đến nồng độ thuốc Phenytoin trong máu, đồng thời làm tăng tác dụng phụ của thuốc.

Phenytoin có thể làm tăng nồng độ đường trong máu. Nếu sử dụng cho người bệnh tiểu đường, cần thường xuyên kiểm tra nồng độ đường trong máu và nước tiểu.

Phenytoin có thể gây nhuyễn xương, người bệnh có nguy cơ nên bổ sung vitamin D để hạn chế tác dụng phụ này.

Khi sử dụng quá liều Phenytoin có thể gây ra các triệu chứng như nhịp tim nhanh, nhức đầu, rối loạn thị giác, hạ đường huyết, hạ huyết áp, loạn nhịp tim, , ỉa chảy, nôn mửa, buồn nôn, rung giật nhãn cầu. Người bệnh cần đưa đến cơ sở y tế, bác sĩ sẽ gây nôn, sục rửa dạ dày, dùng than hoạt,… để giảm hấp thu và tăng bài tiết  thuốc ra khỏi cơ thể. Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

4. Chống chỉ định và thận trọng cần lưu ý của thuốc đ Phenytoin?

Người có tiền sử dị ứng với Phenytoin hoặc bất kỳ thành phần nào trong thuốc.

Người có rối loạn chuyển hóa porphyrin.

Phụ nữ mang thai.

Phụ nữ cho con bú.

11718094541.jpeg

Sử dụng thuốc Phenytoin theo chỉ định của bác sĩ

Chia sẻ thêm với sinh viên Cao đẳng dược cô Dược sĩ CKI Nguyễn Hồng Diễm chia sẻ về lưu ý:

5. Những tác dụng phụ cần lưu ý của thuốc Phenytoin?

Một số tác dụng phụ thuốc Phenytoin bao gồm:

Thường gặp: Mất điều hòa, nổi ban da, rối loạn thị giác, buồn ngủ, chóng mặt, nồng độ acid folic trong huyết thanh thấp, tăng sản lợi, rung giật nhãn cầu, run đầu chi, tăng transaminase, rậm lông, mày đay

Ít gặp: Nôn mửa, buồn nôn, khó tiêu, bệnh hạch lympho (sưng hạch bạch huyết, sốt, nổi ban).

Hiếm gặp: Thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt, thiếu máu bất sản, viêm gan, hội chứng Stevens-Johnson, nhuyễn xương, tăng đường huyết, lú lẫn, block nhĩ thất.

Tác dụng phụ của thuốc Phenytoin có xu hướng xuất hiện ở người bệnh cao tuổi, tiểu đường, suy gan, người sử dụng liều đầu tiên với hàm lượng cao.

6. Những tương tác thuốc cần lưu ý của thuốc Phenytoin?

Indandion, cimetidine, phenylbutazon, salicylate, chloramphenicol, isoniazid, ranitidine, sulfonamide, coumarin: Làm giảm chuyển hóa và tăng nồng độ thuốc Phenytoin trong huyết tương.

Amiodaron: Làm tăng nồng Phenytoin trong huyết tương khi dùng đồng thời.

Estrogen, carbamazepine, corticosteroid, glycoside của digitalis, furomid, ciclosporin, doxycycline, levodopa: Phenytoin làm giảm tác dụng của những loại thuốc này khi dùng đồng thời.

Haloperidol, Phenothiazin, thuốc chống trầm cảm ba vòng, chất ức chế mono-aminoxidase: Làm giảm tác dụng chống co giật dẫn đến làm giảm tác dụng điều trị của Phenytoin.

Muối calci: Sử dụng đồng thời với Phenytoin làm giảm sinh khả dụng của cả 2 loại thuốc này.

Ketoconazole, fluconazole, miconazole: Làm giảm chuyển hóa Phenytoin và tăng nồng độ Phenytoin trong máu.

Verapamil, Nifedipin: Làm thay đổi nồng độ Phenytoin trong huyết tương khi sử dụng đồng thời.

Omeprazole: Gây ức chế cytochrome P450 ở gan, làm giảm chuyển hóa Phenytoin khi dùng đồng thời.

Rifampicin: Gây kích thích enzyem cytochrome P450 ở gan, làm tăng chuyển hóa thuốc Phenytoin khi dùng đồng thời.

Acid valproic: Gây ức chế quá trình chuyển hóa Phenytoin, đồng thời đẩy Phenytoin ra khỏi liên kết với protein trong huyết tương.

Theophylin, aminophylin, caffeine: Sử dụng chung với Phenytoin gây ức chế hấp thu Phenytoin và kích thích chuyển hóa những loại thuốc này.

Thuốc tránh thai: Phenytoin làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai.

Tóm lại, thuốc Phenytoin được chị định điều trị hiệu quả với động kinh cơn lớn và một số cơn động kinh cục bộ. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý dùng thuốc Phenytoin theo chỉ định của bác sĩ kê đơn để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả điều trị.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Nguồn: Tin tức Y Dược - trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Các loại “kháng sinh tự nhiên” giúp chữa lành bệnh phổi

Các loại “kháng sinh tự nhiên” giúp chữa lành bệnh phổi

Các thảo dược như hành tím, tỏi, gừng, mật ong và giấm táo có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm mạnh, giúp ức chế vi khuẩn, virus gây viêm nhiễm đường hô hấp, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý đường hô hấp.
Hoa thiên lý: Thảo dược tự nhiên với nhiều lợi ích sức khỏe

Hoa thiên lý: Thảo dược tự nhiên với nhiều lợi ích sức khỏe

Ít ai biết rằng, đằng sau vẻ đẹp giản dị ấy, công dụng của hoa thiên lý tuyệt vời đối với sức khỏe. Từ việc hỗ trợ giấc ngủ, thanh nhiệt, đến cải thiện tiêu hóa, loài hoa này xứng đáng được coi là một thảo dược tự nhiên đa năng.
Củ Nâu – Vị Thuốc quý từ vùng cao

Củ Nâu – Vị Thuốc quý từ vùng cao

Củ nâu, nổi bật với nhựa đỏ đặc trưng, không chỉ được sử dụng để nhuộm vải thổ cẩm mà còn là vị thuốc dân gian quý. Với vị ngọt nhẹ, tính hàn, không độc, củ nâu có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, sát trùng, hoạt huyết và chỉ thống.
8 loại thực phẩm tốt cho người bị “viêm tuyến tụy”

8 loại thực phẩm tốt cho người bị “viêm tuyến tụy”

Tuyến tụy là bộ phận quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn và tiết ra insulin giúp điều hoà lượng đường trong máu. Việc bổ sung các loại thực phẩm tốt sẽ hỗ trợ nuôi dưỡng và chữa lành viêm tuyến tụy và tránh các bệnh liên quan đến tụy khác.
Đăng ký trực tuyến