Những lưu ý sử dụng an toàn thuốc kháng sinh Quinolon

Thứ bảy, 30/03/2024 | 15:11

Quinolones, loại kháng sinh phổ rộng thường được chuyên gia y tế sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, sử dụng kháng sinh Quinolones không đúng có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng, thậm chí tàn tật và khó hồi phục cho người bệnh.

01711787429.jpeg

 

1. Kháng sinh Quinolon là thuốc gì?

Theo Dược sĩ CKI Nguyễn Hồng Diễm - Giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết  Quinolon là một nhóm thuốc kháng sinh được sản xuất bằng phương pháp tổng hợp hóa học, có phổ rộng kháng khuẩn rộng, tác dụng tốt trên trực khuẩn Gram (-) đường ruột, Gram (+), vi khuẩn không điển hình và trực khuẩn mủ xanh. Kháng sinh nhóm quinolon hoạt động theo cơ chế là ức chế enzyme ADN gyrase ngăn cản sự tổng hợp ADN của vi khuẩn.

Kháng sinh Quinolon còn cho tác dụng cả trên gen mARN (ARN thông tin), dẫn đến ức chế cả sự tổng hợp protein của vi khuẩn. Do đó các thuốc kháng sinh nhóm Quinolon đều là kháng sinh diệt khuẩn.

2. Phổ tác dụng của các kháng sinh nhóm Quinolon

11711787429.png

3. Thuốc kháng sinh Quinolon được sử dụng cho những trường hợp nào?

  • Nhiễm trùng đường hô hấp dưới (Viêm phổi cộng đồng, viêm phổi bệnh viện):

Do Gram dương (gồm phế cầu Streptococcus pneumonia, các tụ cầu Staphylococcus.sp,…); Gram âm (gồm Haemophilus influenza, Pseudomonas aeruginosa, Klebsiella pneumonia); Vi khuẩn không điển hình (Legionella pneumophila, Mycoplasma pneumonie, Chlamydia pneumoniae); vi khuẩn kị khí.

  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
  • Viêm tuyến tiền liệt
  • Bệnh lậu.
  • Nhuyễn hạ cam.
  • Viêm nhiễm vùng chậu hông.
  • Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
  • Viêm phúc mạc ở bệnh nhân thẩm phân nhiều lần.
  • Viêm đường hô hấp trên và dưới.
  • Viêm xoang.
  • Viêm phế quản.
  • Nhiễm khuẩn xương - khớp và mô mềm.

4. Lưu ý sử dụng đúng cách các thuốc kháng sinh Quinolon?

Hiện nay Quinolon là thuốc kháng sinh được chỉ định dùng rộng rãi trên lâm sàng vì có phổ rộng; Hấp thu qua đường tiêu hóa tốt đạt nồng độ huyết tương gần với truyền tĩnh mạch; Phân phối rộng cả các mô ngoài mạch; t1/2 dài, nên dùng ít lần trong ngày; Dạng uống dễ dùng nên có thể điều trị ngoại trú. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi sử dụng, tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của người bệnh, cần sử dụng thuốc kháng sinh nhóm Quinolon theo chỉ định hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Một số kháng sinh Quinolon đường uống với liều khuyến cáo như sau:

  • Acid nalidixic: Uống 2g/ ngày, chia 2 lần. Đường tiêm tĩnh mạch chỉ được dùng trong bệnh viện khi thật sự cần thiết.
  • Ofloxacin: Uống 200mg /lần x 2 lần/ngày (12h).
  • Ciprofloxacin: Uống 0,5- 1,5g/ 24h chia 2 lần.
  • Levofloxacin: Uống 500 mg/lần/ngày.
  • Pefloxacin: Uống 400 mg/lần/ngày (12h).
  • Norfloxacin: Uống 800 mg/ 24h, chia 2 lần
  • Gatifloxacin: Uống liều duy nhất 400 mg/ 24h

5. Chống chỉ định và thận trọng cần lưu ý của thuốc kháng sinh Quinolon?

  • Tiền sử dị ứng thuốc nhóm Quinolon.
  • Người bị các rối loạn liên quan đến rối loạn nhịp (như kéo dài khoảng QT, hạ kali máu hoặc hạ magie huyết, nhịp chậm xoang nặng).
  • Sử dụng các thuốc làm kéo dài khoảng QT hoặc gây ra nhịp tim chậm (như erythromycin, clarithromycin, metoclopramide, cisapride, các thuốc chống loạn nhịp nhóm Ia và III, thuốc chống trầm cảm ba vòng).
  • Trẻ em dưới 18 tuổi. Vì Quinolon gây tổn thương sụn ở tuổi còn đang phát triển.
  • Người bị xơ gan.
  • Phụ nữ mang thai.
  • Phụ nữ cho con bú.
  • Thận trọng trên các đối tượng: Người cao tuổi, bệnh thận, ghép tạng, điều trị bằng corticoid đường toàn thân.

6. Những tác dụng phụ cần lưu ý của thuốc kháng sinh Quinolon?

Các tác dụng không mong muốn nghiêm trọng trên hệ cơ xương và hệ thần kinh ngoại biên bao gồm: Viêm gân/đứt gân, đau cơ, yếu cơ, đau khớp, sưng khớp, bệnh thần kinh ngoại biên. Các triệu chứng này xuất hiện có thể làm bệnh tiến triển nặng hơn và gây ra những tổn thương không hồi phục.

Các tác dụng không mong muốn nghiêm trọng trên hệ thần kinh trung ương bao gồm: Rối loạn tâm thần, lo lắng, mất ngủ, trầm cảm, ảo giác, ý nghĩ tự tử, lú lẫn

Các tác dụng không mong muốn khác bao gồm: Nhược cơ trầm trọng hơn, rối loạn nhịp tim, kéo dài khoảng QT, phản ứng quá mẫn/phản vệ, da tăng nhạy cảm với ánh sáng, rối loạn đường huyết, tiêu chảy do Clostridium difficile, ban mụn nước nặng trên da, trầm trọng thêm bệnh nhược cơ, tác dụng trên gan, rối loạn đường huyết, rối loạn thị lực, phản ứng tan máu trong trường hợp thiếu glucose-6-phosphat dehydrogenase (G6PD).

Những tương tác thuốc cần lưu ý của thuốc kháng sinh Quinolon?

Antacid (muối nhôm, magie), sucrafate, muối sắt, muối kẽm: Làm giảm hấp thu Quinolon ở dạ dày và ruột non do tạo phức chelat không có khả năng hấp thu. Cần uống các thuốc cách xa nhau ít nhất 2h.

Cimetidine: Làm giảm độ thanh thải của pefloxacin (nhưng không có tương tác với ciprofloxacin) thông qua tác dụng của nó lên các chuyển hoá tại gan.

Probenecid: Làm giảm sự thải trừ qua thận của một số Quinolone do làm ức chế khả năng bài tiết qua ống thận.

NSAIDs: Ái lực của Quinolon với receptor GABA gây ra các tác dụng có hại trên thần kinh trung ương, như dùng fenbufen chung với quinolon sẽ làm tăng kích thích não, có thể gây động kinh, co giật.

Theophyllin: Ciprofloxacin, pefloxacin, enoxacin ddược dùng chung sẽ làm tăng nồng độ của theophyllin, gây độc.

Thuốc được chuyển hoá bởi hệ thống emzyme CYP P450: Sử dụng đồng thời với quinolon sẽ làm tăng độc tính của một số thuốc được chuyển hoá bởi hệ thống CYP P450. Một số quinolon mới ức chế enzyem CYP P450 như Ciprofloxacin, Ofloxacin, enoxacin, pefloxacin, temafloxacin ít ức chế enzyme CYP P450 và ít gây ra tương tác.

Tóm lại, để đảm bảo an toàn, cán bộ y tế cần nhắc nhở bệnh nhân đọc kỹ tờ thông tin hướng dẫn sử dụng thuốc dành cho người bệnh khi họ được kê đơn kháng sinh nhóm Quinolon.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỂM

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Thêm 4 trường đại học Y Dược công bố điểm sàn xét tuyển

Thêm 4 trường đại học Y Dược công bố điểm sàn xét tuyển

Sáng 23/7, một số trường đại học đào tạo ngành Y Dược đã công bố ngưỡng điểm sàn để nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024.
Nhận biết các dấu hiệu của tiểu đường giai đoạn đầu

Nhận biết các dấu hiệu của tiểu đường giai đoạn đầu

Nếu phát hiện sớm, tỷ lệ điều trị thành công sẽ tăng lên, nguy cơ tiến triển bệnh sẽ được ngăn chặn, và chất lượng cuộc sống cũng như tuổi thọ của bệnh nhân sẽ được cải thiện. Vậy các triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường là gì?
Những dấu hiệu nhận biết viêm amidan ở trẻ em

Những dấu hiệu nhận biết viêm amidan ở trẻ em

Viêm amidan là một bệnh lý phổ biến ở mọi độ tuổi, bao gồm cả trẻ nhỏ. Nếu viêm amidan ở trẻ em không được điều trị đúng cách, bệnh có thể tiến triển nghiêm trọng và gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Methotrexat: Thuốc điều trị ung thư và những lưu ý khi sử dụng

Methotrexat: Thuốc điều trị ung thư và những lưu ý khi sử dụng

Methotrexat là thuốc được các chuyên gia y tế chỉ định điều trị ung thư bao gồm ung thư bạch cầu, ung thư phổi, ung thư vú,…và một số bệnh tự miễn như bệnh vẩy nến, viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn.
Đăng ký trực tuyến