Hoàng liên gai -  Giải pháp tự nhiên cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Thứ hai, 27/05/2024 | 15:06

Từ thời xa xưa, người dân vùng núi cao Sapa đã sử dụng Hoàng liên gai trị bệnh lý liên quan đến tiêu hóa. Không chỉ phổ biến tại Việt Nam, Hoàng liên gai còn được dùng rộng rãi ở Ấn Độ, Trung Quốc và nhiều quốc gia Nam Á khác.

Dưới đây bài viết được cô Tôn Thảo Vy - Giảng viên trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ về đặc tính và ứng dụng của loài cây này:

1. Đặc điểm cây Hoàng liên gai

Hoàng liên gai là cây bụi cao từ 2 đến 3 mét, có các cành dài và vỏ thân màu vàng xám nhạt. Mỗi đốt thân dưới chùm lá có gai ba nhánh, dài khoảng 1 đến 1,5 cm. Lá cây mọc thành chùm từ 3 đến 4 lá, đôi khi có tới 8 lá trên cùng một đốt. Cuống lá ngắn từ 0,5 đến 1 cm, phiến lá nguyên, hình mác, mép có răng cưa to và cứng, lá dài 16 đến 17 cm và rộng 4 đến 6 cm, mặt trên màu xanh nhạt, mặt dưới màu trắng. Hoa của cây có màu vàng, mọc thành chùm. Quả mọng hình trái xoan, dài khoảng 1 cm, mọc trên cuống dài 30 đến 35 mm, khi chín có màu tím đen và chứa từ 3 đến 4 hạt màu đen, dài 5 đến 6 mm và rộng 2 đến 3 mm. Mùa quả ở Sapa rơi vào tháng 5 đến tháng 6.

Hoàng liên gai thường phân bố nhiều ở Trung Quốc. Tại Việt Nam, cây mọc hoang ở Sapa (quanh thị trấn) và trên các vùng núi cao tỉnh Lào Cai như Ô Quý Hồ, núi Hàm Rồng, xã Trung Lèng Hồ, Bát Xát. Theo các tài liệu cũ, người dân Sapa gọi cây này là hoàng mù, có lẽ do chữ hoàng mộc nghĩa là gỗ màu vàng. Tên hoàng liên gai dùng để phân biệt với cây hoàng liên thuộc họ Mao lương cũng mọc ở đây.

Thân và rễ cây được sử dụng làm dược liệu. Sau khi thu hái, thân và rễ cây được rửa sạch đất cát, cắt ngắn, thái mỏng rồi phơi hoặc sấy khô để dùng, không cần chế biến gì thêm. Cây có thể trồng bằng hạt và mọc rất dễ dàng quanh thị trấn Sapa, cần xem xét việc trồng cây để bảo đảm nguồn lợi lâu dài.

Dược liệu sau khi sơ chế cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc.

Bộ phận sử dụng: Thân và rễ cây là những bộ phận chính được sử dụng.

hoàng liên gai

Lá cây mọc thành chùm, phiến lá nguyên

2. Thành phần hóa học

Trong thân và rễ cây hoàng liên gai đều chứa berberin với hàm lượng đạt tới 3 - 4%.

Rễ của dược liệu này còn chứa các chất như Berberin, Umbellatin, và Oxyacanthin.

3. Công dụng đối với sức khỏe

Theo Y học cổ truyền

Hoàng liên gai có tính vị đắng và tính hàn, quy kinh vào tam kinh: tâm, tỳ, vị. Cây được sử dụng trong điều trị bệnh lỵ, đau mắt, và các vấn đề ăn uống kém tiêu. Ngoài ra, rượu ngâm hoàng liên gai cũng được dùng để giảm các triệu chứng của huyết áp cao như hoa mắt, đau đầu, chóng mặt và đau lưng ngang, cũng như điều trị đau răng.

hoàng liên gai 1

Cây mang vị đắng và tính hàn

Theo Y học hiện đại

Hoàng liên gai là một dược liệu quan trọng cho hệ tiêu hóa, có chứa các dược chất như berberin, có tác dụng kháng khuẩn đặc biệt là trong điều trị bệnh lỵ do vi khuẩn Shigella. Nó cũng có khả năng kháng một số loại vi khuẩn khác như Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli, Bacillus subtilis và Staphylococcus aureus.

Hoàng liên gai đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng hạ lipid máu và cải thiện khả năng kháng insulin, giúp cải thiện tình trạng chuyển hoá và giảm nguy cơ các bệnh như đột quỵ, đái tháo đường type 2 và các bệnh tim mạch. Nó cũng có tiềm năng trong việc chống oxy hóa trong các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer, Parkinson và bệnh Huntington. Dược liệu này cũng được biết đến với tính chống khối u, đặc biệt là trong nghiên cứu về ung thư vú và phổi.

Hoàng liên gai có độc tính rất thấp ở liều thông thường và được xem là an toàn với lợi ích lâm sàng rõ rệt và không có tác dụng phụ lớn.

hoàng liên gai 2

Hoàng liên gai là vị thuốc tự nhiên hỗ trợ điều trị vấn đề tiêu hóa

4. Công dùng – liều dùng

Hoàng liên gai có thể sử dụng dưới dạng thuốc sắc, mỗi ngày từ 4 đến 6 gram.

Bột hoàng liên gai có thể được tán nhuyễn và uống.

Để chữa bệnh lỵ, có thể sắc hoàng liên gai 4 gram với 150ml nước và uống trong ngày. Có thể thêm ít đường để dễ uống.

Để giảm đau răng, có thể ngâm hoàng liên gai 10 gram với 100ml rượu trắng trong 7 đến 10 ngày. Sau đó, dùng để chấm vào nơi đau răng.

Kiêng kị khi sử dụng cần lưu ý

Người bị tiêu chảy mạn tính do tỳ hư, hoặc tiêu chảy sau khi ăn đồ sống lạnh, không nên sử dụng hoàng liên gai.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Cây Mạch lạc – Vị thuốc quý chữa trị hở van tim, tiểu đường, viêm tiết niệu

Cây Mạch lạc – Vị thuốc quý chữa trị hở van tim, tiểu đường, viêm tiết niệu

Cây Mạch lạc, còn có các tên gọi như Cây Đuôi chuột hoặc cỏ Doi ngựa, là một loại thảo dược tự nhiên phổ biến ở một số khu vực của Việt Nam. Dù tên gọi có vẻ lạ lẫm đối với nhiều người, nhưng thực tế lại rất có ích cho sức khỏe.
Cây Tằm đất – Vị thuốc tiềm năng trong Y học

Cây Tằm đất – Vị thuốc tiềm năng trong Y học

Cây Tằm đất loại dược liệu quý giá như chống viêm, điều hòa hormone tuyến giáp, giảm huyết áp, hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp, tiêu huyết, thông khí và lợi tiểu. Vị thuốc này đã được ứng dụng rộng rãi trong các bài thuốc y học cổ truyền.
LỢI ÍCH SỨC KHOẺ CỦA XUYÊN BỐI MẪU

LỢI ÍCH SỨC KHOẺ CỦA XUYÊN BỐI MẪU

Trong y học cổ truyền Trung Quốc (TCM), Xuyên bối mẫu (Fritillariae Cirrhosae Bulbus) nổi tiếng với các đặc tính dược liệu mạnh mẽ. Dưới đây, cùng tìm hiểu về công dụng của Xuyên Bối Mẫu – vị thuốc thần kì này nhé!
Gợi ý những loại trái cây giúp tăng hệ miễn dịch

Gợi ý những loại trái cây giúp tăng hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch rất quan trọng đối với sức khỏe, vì vậy chúng ta cần tăng sức đề kháng hàng ngày. Một trong những cách tăng hệ miễn dịch, sức đề kháng tự nhiên nhất đó là bổ sung các loại thực phẩm dinh dưỡng.
Đăng ký trực tuyến