Nhục thung dung là vị thuốc bổ thận tráng dương và mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe phù hợp với cả 2 giới như điều trị thận dương hư, vô sinh, hiếm muộn, tử cung lạnh, cải thiện chức năng sinh lý,…
Nhục thung dung là vị thuốc bổ thận tráng dương và mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe phù hợp với cả 2 giới như điều trị thận dương hư, vô sinh, hiếm muộn, tử cung lạnh, cải thiện chức năng sinh lý,…
Hãy cùng DSCKI, giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM tìm hiểu những lợi ích của thảo dược quý này nhé.!
Nhục thung dung chứa nhiều loại hoạt chất có lợi cho sức khỏe
Nhục thung dung có tên gọi khác như nhu thung dung, địa tinh, đại vân,... Loại dược liệu này là loại cây ký sinh sống nhờ vào một thân cây chủ khác, có sức sống rất mãnh liệt, có thể sống trên sa mạc. Nhục thung dung có tên khoa học là Cistanche deserticola Y.C. Ma., thuộc họ Lệ dương – Orobranhaceae.
Vào mùa xuân, mầm cây nhục thung dung sẽ đâm thủng mặt đất và mọc chồi lên cao - hình dáng giống một cái chày, đầu hơi nhọn có phủ một lớp màu vàng óng ánh dưới ánh nắng mặt trời.
Thân cây Nhục thung dung thường cao khoảng 15 - 30cm nhưng cũng có trường hợp cao đến vài mét. Hoa hình chuông, xẻ 5 cánh, đỉnh hoa màu vàng hoặc tím nhạt. Hoa thường nở vào tháng 5 hoặc tháng 6. Quả nhỏ li ti và có màu xám. Kết quả vào cuối tháng 6, đầu tháng 7.
Phân bố: Nhục thung dung thường phát triển ở vùng núi cao, râm mát như vùng Cam Túc và Thiểm Tây ở Trung Quốc. Nhục thung dung còn được tìm thấy ở Nhật Bản, Mông Cổ và Hàn Quốc. Tại Việt Nam, nhục thung dung hiếm thấy, có ở một số vùng như Tuyên Quang, Lào Cai, Hòa Bình và Lai Châu.
Bộ phận dùng sử dụng làm thuốc là phần rễ củ của nhục thung dung. Rễ củ chất lượng tốt phải đạt các yêu cầu như to, mềm, nhiều dầu, bên ngoài có vỏ màu đen và mịn.
Nhục thung dung có chứa một số thành phần hoạt chất chính như Boschnaloside, Orobanin, Epilogahic axit, Betaine, một lượng nhỏ alkaloid, nhiều loại axit hữu cơ và 10 loại axit amin.
Theo Y Học Cổ Truyền
Nhục thung dung có vị mặn, cay, ngọt và chua nhẹ, có tính ấm, ôn, hàn. Quy vào các kinh thận, đại trường. Vị thuốc nhục thung dung rất tốt cho thận, có tác dụng bổ thận, giúp phục hồi và bảo vệ chức năng của thận. Nhục thung dung còn mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động của đại tràng, giúp nhuận tràng, thông tiện, giúp duy trì và cải thiện hoạt động chức năng của đại tràng. Ngoài ra, Nhục thung dung là vị thuốc bổ, ích huyết, ích tinh, tăng cường sinh lực, giúp tăng tuổi thọ, điều trị băng huyết ở nữ giới, bổ thận tráng dương ở nam giới và cải thiện chức năng sinh lý ở nam giới.
Nhục thung dung được dùng chủ trị các bệnh hội chứng thận hư, vô sinh, di tinh, tiểu buốt, tiểu rắt, dị niệu, tiểu đêm nhiều lần, khí hư, huyết hàn, thấp nhiệt như chân tay lạnh, da tái nhợt xanh xao, táo bón do khí huyết hư, liệt dương, yếu sinh lý, xuất tinh sớm, giảm ham muốn tình dục, đau lưng mỏi gối. Liều dùng nhục thung nhung từ 10 gam đến 20 gam mỗi ngày và có thể phối hợp với các vị thuốc khác.
DSCKI chia sẻ thêm với sinh viên trường Cao đẳng Y dược TPHCM về các bài thuốc điều trị bệnh:
Cách thực hiện: Sử dụng 1 kg Nhục thung dung, 500 gam sơn thù, 500 gam sâm cau, 500 gam dâm dương hoắc, cho tất cả vị thuốc ngâm với 15 lít rượu trắng 40 độ, ngâm sau khoảng 25 ngày là sử dụng được, mỗi lần uống 1 chén nhỏ, uống 2 lần trong ngày.
Hoặc lấy 30 gam nhục thung dung cho vào bình thuỷ tinh ngâm với 500ml rượu trắng 45 độ, sau 1 tuần là có thể sử dụng được, mỗi lần uống 15ml, ngày uống 2 lần. Không dùng rượu này cho người có khí huyết hư hàn, nếu cần sử dụng không uống quá 50 ml/ngày.
Bài thuốc từ nhục thung dung giúp bồi bổ khí huyết
Cách thực hiện: Sử dụng 10 gam thục thung nhung, 6 gam phục linh, 8 gam thỏ ty tử, 5 gam thạch xương bồ. Các vị thuốc này đem sắc với 600ml nước đến khi còn 200ml, chia thành 3 phần uống trong ngày và nên uống nước thuốc lúc còn ấm sẽ cho hiệu quả tốt nhất.
Cách thực hiện: Sử dụng 30 gam nhục thung nhung thái nhỏ, 10 gam thỏ ty tử, 60 gam gạo tẻ đem nấu cháo với 500 gam xương sống dê, dùng để ăn hàng ngày giúp cải thiện tình trạng di tinh.
Cách thực hiện: Sử dụng 30 gam nhục thung dung (thái nhỏ), 10 gam lộc nhung thái nhỏ), 15 gam nhân sâm (thái nhỏ), 10 gam thục địa, 10 gam hải mã. Đem tất cả vị thuốc này cho vào bình với 1 lít rượu trắng và ngâm trong vòng 1 tháng có thể sử dụng được. Liều lượng mỗi lần uống 15ml đến 20ml và ngày uống hai lần.
Cách thực hiện: Sử dụng 15 gam nhục thung nhung, 12 gam đỗ trọng, 12 gam phi tử, 12 gam xà sàng tử, 12 gam phòng phong, 10 gam ba kích, 6 gam viễn chí. Đem tất cả vị thuốc tán thành bột mịn, trộn với mật ong, hoàn thành từng viên hoàn có khối lượng 5 gam. Mỗi lần uống từ 3 viên hoàn, ngày uống 2 lần kèm với rượu ấm hoặc nước muối nhạt và ấm.
Cách thực hiện: Sử dụng 16 gam nhục thung nhung, 12 gam xà sàng tử, 12 gam thỏ ty tử, 6 gam phòng phong, 6 gam ngũ vị tử, 6 gam ba kích tím, 6 gam phụ tử, 6 gam viễn chí. Đem tất cả các vị thuốc tán thành bột mịn, trộn với mật ong, tạo thành viên hoàn bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống khoảng 1ừ 12 đến 20 gam cùng với nước ấm hoặc nước muối nhạt ấm.
Cách thực hiện: Sử dụng 35 gam nhục thung dung nấu với 100 gam gạo tẻ thành cháo, cho thêm gia vị như nấu cháo bình thường, chia cháo thành 2 lần ăn trong ngày.
Trong quá trình sắc thuốc hoặc ngâm rượu nhục thung dung, không nên dùng đồ đồng và sắt mà chỉ nên dùng đồ gốm hay đất nung hay thuỷ tinh để tránh tượng kỵ với thuốc.
Nhục thung dung là loại dược liệu quý có tác dụng rất tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể áp dụng được. Những trường hợp hợp đang bị tiêu chảy, âm hư hỏa vượng, hoặc trong thận có nhiệt thì không nên áp dụng.
Tránh nhầm lẫn dược liệu nhục thung nhung với tỏa dương.
Không nên tự ý sử dụng nhục thung nhung. Trước khi sử dụng các bài thuốc, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh các tác dụng không mong muốn.
DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM
Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur